Em hãy nêu ý nghĩa của nhạc cụ truyền thống của người Êđê và người MNông ở Đăk Lăk
Mỗi loại nhạc cụ đều được chế tác bằng những chất liệu riêng biệt, có hình dáng, âm thanh khác nhau nên được sử dụng trong nhiều trường hợp cũng khác nhau. Tuy đơn giản, mộc mạc nhưng chứa đựng được tâm tư, tình cảm của con người với ước vọng về tương lai tươi sáng hơn.
Với người M’nông, âm nhạc vừa là món ăn tinh thần vừa là “cầu nối” giữa con người với thế giới thần linh và mỗi loại nhạc cụ đều có một vị thần trú ngụ nên việc chơi và chế tạo nhạc cụ cũng tuân theo một số quy định riêng biệt. Điều dễ nhận thấy nhất là nhạc cụ của người M’nông tuy thô sơ, được chế tạo từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như đá, tre nứa, lồ ô... nhưng không kém phần phong phú về chủng loại.
Việc sử dụng các nhạc cụ của đồng bào luôn gắn liền với những sự kiện đời sống xã hội. Tiêu biểu nhất của sự sáng tạo này là từ những tấm đá thô sơ nhưng người M’nông đã sáng chế ra bộ đàn đá (goong lú) gồm 6 thanh đá, có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi thanh đều có một âm sắc tương ứng với một chiếc chiêng trong bộ chiêng đồng.
Ngày xưa, người M’nông dùng âm thanh của đàn đá để xua đuổi muông thú đến phá hoại mùa màng và nay, đàn đá đã trở thành một trong những sáng tạo độc đáo của đồng bào. Hay cũng chỉ từ những ống tre nứa, lồ ô, dây rừng... nhưng dưới bàn tay khéo léo của mình mà người M’nông đã sáng tạo ra các loại nhạc cụ như m’boắt, drơn, mló, goong rêng… có âm thanh da diết, lôi kéo lòng người.
Có lẽ do âm hưởng của cuộc sống luôn gần gũi với môi trường thiên nhiên như tiếng chim hót, tiếng của thân tre, nứa đập vào nhau, tiếng nước chảy róc rách…nên các nhạc cụ đã hình thành nên một hệ thống âm thanh tương ứng. Âm thanh của các loại nhạc cụ cũng phản ánh khá rõ những quan niệm của đồng bào đối với thần linh, với gia đình, dòng họ, cộng đồng, không chỉ là cơn gió mát xoa dịu những nhọc nhằn, lo toan của cuộc sống mà còn làm an lòng cộng đồng, bon làng.
Đối với người M’nông, cồng chiêng là nhạc cụ thiêng, là “linh hồn” của dân tộc nên chỉ được sử dụng trong lễ hội lớn của cộng đồng như lễ mừng lúa mới, lễ sum họp cộng đồng, lễ kết nghĩa bon buôn... Tiếng chiêng là “linh hồn” làm nên buổi lễ, là phương tiện giúp con người giao tiếp, thỉnh cầu thần linh chứng giám lòng thành và ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu… nên mỗi khi tiếng chiêng ngân lên thì mọi người lại tề tựu đông đủ để cùng nhau chung vui với các sự kiện của bon làng.
Từ chiếc sừng trâu, người M’nông cũng sáng tạo ra chiếc nung (tù và) và mỗi khi bon làng tổ chức lễ hội hay có sự kiện gì quan trọng thì tiếng tù và như là một lời hiệu triệu, kêu gọi mọi người cùng nhau gác lại mọi công việc để cùng cộng đồng làm việc chung. Điều đặc biệt là người thổi tù và luôn là già làng hoặc những người có uy tín được mọi người trong bon làng yêu mến, quý trọng.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì hệ thống nhạc cụ của người M’nông rất đa dạng, phong phú đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt trên mảnh đất Tây Nguyên này. Nhạc cụ của người M’nông gồm nhiều loại như nhạc cụ gõ, nhạc cụ dây, nhạc cụ tự thân vang, nhạc cụ màng rung…
Qua khảo sát và sưu tầm thì người M’nông trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ, sáng chế ra hàng chục loại nhạc cụ có giai điệu khác nhau. Do đó, để bảo tồn và phát huy các loại nhạc cụ truyền thống của người M’nông thì Sở đã và đang tiến hành sưu tầm, tổ chức mở các lớp chế tác nhạc cụ dân tộc và bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK