Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu1:Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu Việt Nam. Câu2:Trình bày tính chất gió mùa của khí...
Câu hỏi :

Câu1:Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu Việt Nam. Câu2:Trình bày tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam. Câu3:Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Câu `1:`

Tính chất nhiệt đới:

`-`Tính chất nhiệt đới của khí hậu được thể hiện qua các yếu tố chính là: bức xạ mặt trời, nhiệt độ và số giờ nắng.

`-`Nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn quanh năm, tổng lượng bức xạ lên tới `` `110-160` kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên `` `75`kcal/cm2/năm trên phạm vi cả nước.

`-`Số giờ nắng dao động từ `` `1 400` giờ năm đến `` `3 000` giờ năm.

`-`Nhiệt độ trung bình năm của cả nước đều trên `` `20^0` và tăng dần từ bắc vào nam, trừ các vùng núi cao.

Tính chất ẩm:

`-`Tính chất ẩm của khí hậu được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.

`-`Tổng lượng mưa năm tại Việt Nam phổ biến từ `1500mm` đến `` `2000mm` với nhiều nơi có lượng mưa lên tới trên `3000 mm` như Bắc Quang (Hà Giang), Nam Đông (Thừa Thiên Huế), Trà My (Quảng Nam)...

`-`Cân bằng ẩm luôn dương.

`-`Độ ẩm không khí cao, thường trên `` `80%`

Câu `2:`

`-` Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa.

`-`Nước ta có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.

`-`Gió mùa đông hoạt động từ tháng `` `11` đến tháng `` `4`năm sau, thổi theo hướng đông bắc, tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc, và khi di chuyển xuống phía nam, bị suy yếu và thay thế bởi Tín phong bán cầu Bắc.

`-`Gió mùa hạ hoạt động từ tháng `` `5` đến tháng `` `10`, thổi theo hướng tây nam, gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, và khi kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam. Ở Bắc Bộ, gió mùa Đông Nam thổi mạnh vào mùa hạ.

`-`Thời kì mùa hạ là thời điểm có nhiều bão và các thời tiết cực đoan khác như: tố, lốc,...

Câu `3:`

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta:

`-` Việt Nam có mạng lưới sông dày đặc với `` `2360` con sông có chiều dài từ `` `10km` trở lên, phần lớn nhỏ, ngắn và dốc. Có các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

`-` Hướng chảy của các sông phù hợp với địa hình và hướng phân bố của các dãy núi. Tất cả các sông đổ ra Biển Đông, với một số sông chảy theo hướng tây-đông hoặc đông-tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

`-` Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ kéo dài khoảng `` `4-5` tháng chiếm khoảng `` `70-80%`lượng nước cả năm, trong khi mùa cạn kéo dài khoảng `` `7-8` tháng chỉ chiếm khoảng ` 20-30%` lượng nước cả năm.

- Sông có lượng phù sa lớn, tổng lượng phù sa khoảng `200` triệu tấn/năm, do mưa lớn và địa hình nhiều đồi núi. Lượng phù sa lớn đã mở rộng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trung bình từ `80-100m`/năm về phía biển.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK