Trang chủ GDCD Lớp 8 Em hãy cho biết thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên...
Câu hỏi :

Em hãy cho biết thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng

Lời giải 1 :

Đáp án:

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng. 

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Ý thức của người dân

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. 

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ

Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.

Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.

Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Tài nguyên thiên nhiên luôn là yếu tố quan trọng đối với sức mạnh kinh tế và toàn cầu. Vào thế kỷ 19, một quốc gia nhỏ bé - Vương quốc Anh - đã vượt lên dẫn đầu vì trữ lượng than dồi dào cho phép nước này thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp. Anh cuối cùng đã bị Mỹ vượt mặt, quốc gia đã khai thác những vùng đất canh tác khổng lồ, trữ lượng dầu khổng lồ và các nguồn tài nguyên khác để trở thành một người khổng lồ kinh tế.

Tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên là nhu cầu chưa bao giờ cũ đối với các nền kinh tế. Ngày nay cũng vậy, nhưng chiến lược phát triển này cũng đang đẩy thế giới đối mặt với nguy cơ về nhiều cuộc khủng hoảng mới.

Nỗ lực chuyển đổi năng lượng đang thúc đẩy việc khai thác các nguồn tài nguyên mới.

Săn lùng tài nguyên cho năng lượng tái tạo

Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày nay đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng có thể tái tạo, điều đó làm tăng sự phụ thuộc vào các khoáng chất như coban, niken, graphit, lithium và đồng. Đây là những khoáng chất rất cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, từ pin điện đến tuabin gió và các lưới điện mở rộng. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính sản lượng những khoáng chất nói trên có thể cần phải tăng khoảng 500% vào năm 2050 để hỗ trợ các mục tiêu khí hậu toàn cầu.

Chật vật trong cuộc khủng hoảng năng lượng truyền thống hiện nay, các chính phủ phương Tây hiện đang gấp rút phát triển các chiến lược để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và tìm kiếm nguồn khoáng sản quan trọng. Tại Mỹ, Đạo luật Giảm lạm phát được thông qua gần đây bao gồm các ưu đãi lớn cho các nhà sản xuất xe điện để tìm kiếm các nguồn khoáng sản quan trọng từ các đối tác tin cậy. Vương quốc Anh đã công bố “chiến lược khoáng sản quan trọng”, bao gồm các nỗ lực mở rộng năng lực nội địa của mình trong lĩnh vực này. Liên minh châu Âu (EU) và Australia cũng đang thúc đẩy các sáng kiến tương tự.

Giới chuyên gia cảnh báo nếu không cẩn trọng, việc thúc đẩy chiến lược này của các nước phương Tây nguy cơ rơi trở về kịch bản tương tự hiện nay. Cũng giống như Nga là nguồn cung cấp chính các nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc thống trị việc chế biến nhiều loại khoáng sản quan trọng mới. Ước tính Trung Quốc tinh chế khoảng 60-70% lithium, niken và coban trên thế giới. Bắc Kinh cũng đã thực hiện các khoản đầu tư lớn vào các mỏ tài nguyên giàu có nhất trên thế giới, từ coban ở Cộng hòa Dân chủ Congo đến niken ở Indonesia.

Khai thác tài nguyên mới còn gặp một rào cản khác: phản ứng của địa phương. Ở các nước giàu, sự khắt khe của các nhóm bản địa và môi trường có thể khiến quy trình xin phép phát triển các mỏ mới có thể mất hàng thập kỷ. Ở các nước có thu nhập thấp, việc phát triển mỏ cũng thường vấp phải sự phản đối gay gắt của địa phương. Ở các nước như Mỹ, Peru, Bồ Đào Nha và Serbia, vô số mỏ mới được đề xuất để khai thác các khoáng sản quan trọng gần đây đã bị chặn lại hoặc trì hoãn do những sự phản đối này.

Nếu không giải quyết được khúc mắc này, các chính phủ phương Tây có thể sẽ phải đưa ra những lựa chọn dễ gây xung đột lợi ích - ví dụ sử dụng lý do an ninh quốc gia để khai thác các mỏ và cơ sở trong nước. Phương Tây cũng có thể sẽ tìm cách thúc đẩy các nước đang phát triển mở rộng sản xuất các khoáng sản quan trọng. Cả hai đều sẽ gây bất mãn ở cấp độ địa phương và là mô hình đáng buồn về địa chính trị năng lượng và tài nguyên trong tương lai.

Giải thích các bước giải:

 

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK