Quảng Ngãi- Nơi hội tụ của những nghệ nhân toàn năng và những nghề truyền thống độc đáo. Đây không chỉ là điểm đến lí tưởng để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là nơi mà bạn có thể đắm chìm trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Một số nghề truyền thống ấn tượng như:
1. Nghề làm mây tre đan
Trải qua hàng trăm năm, nghệ nhân Quảng Ngãi vẫn duy trì nghệ thuật đan mây tre tinh xảo. Những sản phẩm như giỏ, túi xách, đèn trang trí được làm thủ công từ những sợi mây tre tự nhiên, mang đến không gian ấm áp và gần gũi với thiên nhiên
2. Nghề làm gốm sứ Bát Tràng
Là một thị trấn nổi tiếng với nghệ thuật làm gốm sứ truyền thống, Bát Tràng không chỉ nổi tiếng ở Quảng Ngãi mà còn ở trên toàn quốc. Bạn có thể tận hưởng quá trình làm gốm tận tay từ những nghệ nhân tài năng và mua về những sản phẩm độc đáo làm lưu niệm
3. Nghề làm nón lá
Tại các làng nghề trên địa bàn, nghệ nhân làm nón lá vẫn duy trì và phát triển nghệ thuật truyền thống. Nón lá Quảng Ngãi không chỉ là sản phẩm vật dụng mà còn là biểu tượng của vùng đất này, tượng trưng cho lòng tin và sức sống
4. Nghề làm thư pháp và khắc gỗ
Thông qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, thư pháp và khắc gỗ truyền thống Quảng Ngãi thường được áp dụng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Các câu tục ngữ, thành ngữ truyền thống thường được thể hiện qua thư pháp và khắc gỗ, mang đến sự sâu sắc và ý nghĩa cho người thưởng thức.
Những nghề truyền thống tại Quảng Ngãi không chỉ là những sản phẩm đẹp mắt mà còn là cách duy trì và phát triển giá trị văn hóa cộng đồng
$\textit{# hang2207th#}$
$\textit{/hoidap247/}$
1. Nghề làm gốm
Trên vùng đất Quảng Ngãi, nghề gốm đã có từ lâu đời, sản phẩm của nó gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của con người thuở xa xưa. Vào thời tiền sử, dân cư Văn hóa Sa Huỳnh đã sản xuất đồ gốm với nhiều kiểu dáng đẹp, phong phú về loại hình, đường nét hoa văn sắc sảo, họa tiết trang trí công phu, đa dạng, đạt trình độ cao cả về kỹ thuật và tạo dáng. Đồ gốm sản xuất vào thời kỳ này bao gồm các loại: nồi, bát bồng, bình cổ cao, vò gốm táng người chết, đồ minh khí, con lăn... Vào giai đoạn Văn hóa Chămpa, đồ gốm có độ nung cao hơn, có loại nung thành sành, kỹ thuật tráng men nâu, men xanh ngọc, men vàng khá phổ biến trên các đồ dùng sinh hoạt như chén, đĩa, nồi, vò.
Trong các làng gốm ở Quảng Ngãi thì làng gốm ở Mỹ Thiện có nghề làm đồ gốm phát triển nhất. Nơi đây đã sản xuất được những đồ gốm có tráng men từ thế kỷ XIX. Làng gốm Mỹ Thiện nay thuộc địa phận thị trấn Châu Ổ, nằm trên đường Thiên Lý Bắc - Nam (nay là Quốc lộ 1) cho nên việc thông thương buôn bán diễn ra thuận lợi. Mặt khác, làng gốm lại nằm ven sông Trà Bồng, sản phẩm xuất ra khỏi lò được vận chuyển đi nơi khác dễ dàng bằng đường sông, xuôi dòng ra cửa Sa Cần, hay ngược lên nguồn đến các làng miền núi. Xưa kia gốm Mỹ Thiện (dân gian gọi là gốm Châu Ổ) đã có mặt ở khắp nơi trong tỉnh, ở các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Đà Nẵng, bắc Bình Định, Tây Nguyên. Qua thăng trầm, nghề gốm Mỹ Thiện tưởng như đã mất, nay có sự hồi phục. Các sản phẩm vò, chum, chậu kiểng tráng men giả cổ Mỹ Thiện đã có khá nhiều ở thị trường. Hàng năm, vào mùng 9 tháng Giêng (Âm lịch), khi bắt đầu khởi công hành nghề, cùng một lúc, các lò tổ chức cúng tổ nghề theo hình thức cúng riêng rẽ. Mỗi lò (gọi là khẩu lò) gồm có thợ lò và bạn lò đứng ra cúng theo trình tự cúng thần, cúng cô hồn rồi đến cúng tổ nghề.
Để có một sản phẩm gốm, đầu tiên người ta phải chọn đất và nhào nhuyễn đất. Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là hai loại đất sét xanh và vàng. Tiếp đến là khâu tạo hình sản phẩm. Khi sản phẩm đã tạo dáng xong, người thợ dùng dao gọt đều để cho da gốm thêm nhẵn. Tất cả các loại sản phẩm khi gia công chuốt gọt xong, người thợ xếp thành ụ, dùng rơm rạ, bao bố ủ cho da đất trở nên vàng mơ (tên nghề nghiệp gọi là phơ). Khi đất trở nên "phơ" đều, người thợ tiến hành chuyển sản phẩm vào lò nung. Gốm được đốt nung trong 3 ngày đêm theo quy tắc đốt ngọn lửa trước nhỏ sau lớn. Kỹ thuật đó nhằm nâng nhiệt độ trong lò tăng dần để chống sự nứt vỡ hoặc cong veo các sản phẩm đang nung. Kỹ thuật nung rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải giàu kinh nghiệm.
Sản phẩm gốm xuất lò có các loại: chum lớn loại 100 lít, ghè loại 60 lít, ché rượu cần, chậu kiểng, thạp hũ, bùng binh, bình hoa, nồi, trả, ấm chè, cối tiêu. Ngoài những đồ gốm thông thường, làng gốm Mỹ Thiện còn sản xuất loại gốm tráng men. Men sử dụng để tráng có các loại: men nâu đen, men vàng và men nâu sành. Men được chế tạo từ đồng, chì, đá trắng, đá son. Các chất này thường được pha trộn, nếu muốn màu vàng thì loại bỏ đồng, màu men nâu thì tăng hàm lượng chì.
Hiện nay, một vài lò gốm ở làng Mỹ Thiện sản xuất chum gốm tráng men giả cổ, sản phẩm mang màu men xanh ngọc, phân bố thành từng cụm trên da gốm, tựa như da báo, khá đẹp.
2. Nghề đúc đồng
Giai thoại về đỉnh chuông Thần(6) ở chùa Thiên Ấn có nói đến chiếc chuông lớn ở chùa này xuất hiện vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) hoặc có thể sớm hơn. Bên cạnh tính chất huyền thoại của câu chuyện, một sự thật hàm chứa trong đó mà ta có thể rút ra: tác giả của chiếc chuông lớn nổi tiếng này không ai khác hơn là những người thợ đúc, những nghệ nhân tài hoa ở làng Chú Tượng, thuộc xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức. Phần ghi chú về Quảng Ngãi trong tập L’Annam en 1906 đã chép: "Ở làng này (tức Chú Tượng) người ta làm ra các đồ đồng khá to lớn, vì vậy quả chuông lớn ở chùa Thiên Ấn cao gần 1m và đường kính 0,5m đã được đúc ở Chú Tượng". Tài liệu Quảng Ngãi tỉnh chí (Nam Phong tạp chí, 1933) còn kể tên các nghệ nhân tài hoa như ông Võ Hiệt, ông thợ Kinh. Đặc biệt, ông thợ Kinh đã từng được vua Khải Định triệu về kinh đúc pho tượng đồng đặt ở Huế; Toàn quyền Paxkiê (Pasquier) cũng yêu cầu ông đến tòa Khâm sứ Pháp để đúc đồ đồng. Tương truyền, thuở xưa có hai người từ xứ Bắc vào vùng đất giữa ba xã Đức Hiệp, Đức Hòa và Hành Thịnh ngày nay để lập nghiệp. Hai người này vào vùng đất mới, và giao ước với nhau rằng sáng sớm hôm sau sẽ cùng dậy "chạy một hơi", ai chạy đến đâu sẽ cắm đất sở hữu đến đó. Sáng sớm một người dậy, cố chạy và được rất nhiều đất, riêng người kia vẫn nằm ngủ ngáy trên đồng. Kết quả là không có đất và vùng đất bàu anh ta nằm sau này được gọi là Bàu Ngáy, nay thuộc xã Đức Hòa. Bởi vậy, về sau người Đức Hiệp, người Hành Thịnh kế bên được rất nhiều đất. Riêng người làng Chú Tượng chỉ có vườn tược. Nhưng người ấy có một nghề, đó là nghề đúc đồng. Người đó tên là Vom, sau này người ta lấy tên ông đặt cho tên núi là núi Vom. Đầu tiên chỉ với nghề đúc ống ngoáy trầu, ông Vom có cuộc sống sung túc hơn những người làm ruộng. Người dân trong vùng có câu: "Đúc một ống ngoáy trầu hơn làm một sào ruộng". Từ ngày đó, ông Vom đã lập ra một nghề mang lại cuộc sống rất sung túc, phồn thịnh: nghề đúc đồng. Cứ đến ngày Đông chí hàng năm, người làng đúc đồng Chú Tượng lại giỗ tổ nghề. Địa danh Chú Tượng có nghĩa là làng đúc. Đây là trường hợp hiếm hoi của Quảng Ngãi tên một nghề thủ công được đặt làm địa danh cho một làng.
Sản phẩm của nghề đúc đồng ở Chú Tượng xưa rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, hình dạng. Thời ấy chưa có đồ gia dụng bằng nhôm hay đồ nhựa như sau này nên sản phẩm đúc đồng ở đây đã cho ra các loi hàng phục vụ ăn uống, sinh hoạt như các loại nồi - từ nồi 1 đến nồi 7, nồi bung, các loại muỗng (ăn cơm), bình rượu, khuôn bánh thuẫn, mâm trệt, mâm quỳ (để dọn cơm, nhồi bột bánh), các loại thau chậu, ống nhổ nước cốt trầu, cơi trầu. Về đồ thờ phổ biến có đèn thờ, lư hương, chuông chùa lớn và chuông nhỏ tụng kinh, tượng Phật... Về công cụ sản xuất thì có đúc khuôn làm ngói, đúc hoa văn trang trí và khuy cho bàn, tủ, sập gụ... Về khí cụ nghệ thuật thì đúc chiêng, cồng (cho vùng cao). Theo bài vè thợ đúc còn lưu truyền, có thể ở làng Chú Tượng xưa kia còn đúc đạn, đúc súng, đúc xà mâu,... là các loại vũ khí chiến đấu. Tùy theo tính chất của đồ dùng và khiếu thẩm mỹ của từng nghệ nhân mà sản phẩm đúc Chú Tượng có nhiều hình dạng và mẫu mã khác nhau. Quan sát các đồ đồng xưa còn lại, người ta dễ nhận thấy tuy có hình dạng giống nhau nhưng các sản phẩm này có sự xê xích về tỷ lệ, về hoa văn. Như lư hương thì có thể tạo dáng và ngăn vạch thẳng quanh thân, cũng có thể đắp thêm hình long ly quy phượng. Các sản phẩm đúc đồng ở Chú Tượng đã chứng tỏ người thợ ở đây có tay nghề rất cao, tập trung nhất ở các loại chuông đồng (cho nhà chùa).
Chính nhu cầu của xã hội và trình độ tay nghề của nghệ nhân thời đó mà sản phẩm đồ đồng Chú Tượng đã mang tính chất hàng hóa. Theo các cụ già xưa kể lại, sản phẩm đúc các vật dụng dùng trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày như nồi, thau, ống nhổ, xanh (chảo), muỗng, cơi trầu, các loại đồ thờ như lư, đèn, chuông lớn, chuông nhỏ, bình hoa của làng Chú Tượng đã được bán đi khắp trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm đúc như nồi, đặc biệt là chiêng, cồng còn được đúc ra để bán lên miền ngược. Chúng ta biết, làng Chú Tượng gần sông Thoa và sông Vệ, rất thuận lợi để giao thương xuôi ngược. Thung lũng sông Vệ là một trong những cửa ngõ chính trong tỉnh, có thể đi lại bằng đường sông lẫn đường bộ, để buôn bán giữa người Kinh và người Thượng. Điều này dẫn đến hệ quả, các sản phẩm đúc đồng ở làng Chú Tượng hầu như có mặt ở mọi vùng trong tỉnh và cũng được khách buôn các tỉnh lân cận mua về. Các nghệ nhân, thợ đúc làng Chú Tượng còn đi hành nghề đúc ở các tỉnh bạn và kinh thành Huế. Như đã nói ở trên, ta có thể nói rằng nghề đúc đồng ở Quảng Ngãi có nguồn gốc lâu đời và hết sức phát triển, đã hình thành các làng đúc đồng chuyên nghiệp, tiêu biểu là làng Chú Tượng. Nghề đúc đồng đã đem lại đời sống sung túc cho nhân dân làng Chú Tượng. Người dân làng Chú Tượng rất tự hào với điều này, nên đã có một bài vè dân gian, trong đó có câu "thợ đúc thợ đúc, trong nhà phú túc...".
3. Nghề rèn
Nghề rèn có mặt trên đất Quảng Ngãi từ rất sớm. Nó đã gắn bó với cư dân Sa Huỳnh từ thời đại đồ sắt trước Công nguyên, cách nay trên 2.000 năm. Hàng loạt các công cụ như: dao, rựa, kiếm, đục,… được tìm thấy trong các chum táng của Sa Huỳnh cổ điển ở Phú Khương chứng tỏ điều đó.
Người Chăm và người Việt kế tiếp nhau cùng thực hiện một nghề mà thiếu nó người lao động sẽ không có trong tay các công cụ sản xuất. Dấu vết để lại của sự sôi động trong nghề luyện sắt xưa kia là những bãi phế sắt rộng lớn ở các lò thổi Bình Khương (huyện Bình Sơn) và lò thổi ở Thiết Trường (huyện Mộ Đức). Những di tích này phản ánh sự vang bóng một thời của nghề luyện sắt của người Chăm và người Việt.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, dù đã có những công cụ sắt thép được sản xuất bằng máy móc và dây chuyền hiện đại cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhưng nghề rèn sắt thép cổ truyền vẫn được duy trì ở hầu hết các làng quê, từ đồng bằng đến miền núi, và hoạt động khá sôi động trong một làng chuyên nghề rèn sắt. Đó là xóm lò rèn ở thôn An Khánh, xã Tịnh Minh (huyện Sơn Tịnh). Trong xóm lò rèn có 48 hộ quần tụ thành một làng nghề chỉ nghe thấy tiếng búa gõ đập sắt, tiếng gió từ cánh quạt để nung than, phản ánh sự nhộn nhịp ăn nên làm ra của một làng nghề. Trong làng nghề, sản xuất diễn ra theo từng hộ gia đình. Mỗi gia đình có một lò rèn sắt. Lò luyện sắt tối thiểu phải có ba người: một thợ chính thường là chủ nhà và hai thợ phụ.
Nguyên liệu được lấy từ sắt phế phẩm. Xưa kia chúng được khai thác từ những mỏ quặng sắt lộ thiên ở Trà Lâm, Thanh Trà (huyện Bình Sơn) và ở Thiết Trường (huyện Mộ Đức).
Dụng cụ của nghề gồm có: đe, búa cái, búa tay, thước, giũa, ve đóng cò, đót, chích, bộ quay gió và lò nung. Mỗi loại dụng cụ đều có chức năng riêng.
Quy trình sản xuất trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đưa sắt nguyên vào lò nung nóng. Lò nung gồm hai phần: phần thân lò có miệng hình lòng chảo được tạo thành từ đất sét; bộ quay gió gồm trục bánh quay, tay quay, cánh quạt tạo gió.
Giai đoạn 2: Sau khi nung đỏ sắt, lập tức người thợ phải đem ra đập để tạo dáng cho công cụ.
Giai đoạn 3: Cứ tiếp tục tạo dáng công cụ theo các quy trình kỹ thuật đối với từng loại khác nhau. Sau đó đem mài giũa cho lưỡi cuốc, xẻng, liềm, rựa, dao, kéo… thật sắc, bén.
Hiện nay nghề rèn, luyện sắt đang có chiều hướng đi lên. Sản phẩm làm ra của làng nghề được những người buôn bán đặt hàng và tiêu thụ trên thị trường nhiều nơi trong nước.
4. Nghề chế tác đá
Những ngành nghề truyền thống của Quảng Ngãi, trong đó có nghề chế tác đá, tuy không đóng vai trò nổi bật trong nền kinh tế như những ngành nghề khác, nhưng cũng tồn tại suốt một quá trình dài.
Sản phẩm của nghề chế tác đá rất đa dạng, như cối xay, cối giã, các hình tượng thờ cúng, bia mộ, chậu đá… Sản phẩm cối xay có thể xay đậu, xay bột gạo khô hoặc bột gạo ướt; sản phẩm cối giã có thể giã gạo hoặc giã các loại ngũ cốc, những sản phẩm này đã giúp cho con người chế biến lương thực thực phẩm phục vụ cuộc sống, nhưng đến nay đã có thiết bị máy móc thay thế nên không còn tồn tại.
Nghề chế tác đá ở Quảng Ngãi trải qua bao thăng trầm vì các mặt hàng của nó dần bị các loại công cụ, hàng hóa hiện đại thay thế, hiện tại chỉ phổ biến chế tác các hình tượng thờ cúng và khắc bia mộ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Với bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ cao của các nghệ nhân chế tác đá, đã tạo dựng được nhiều tấm bia mộ có hình dáng đẹp cả về hoa văn lẫn chữ viết.
Nghề chế tác đá ở Quảng Ngãi hiện có ở các xã như Tịnh Khê, Tịnh Thiện (huyện Sơn Tịnh), thôn An Đại, La Hà (huyện Tư Nghĩa), thôn La Vân (huyện Đức Phổ), Hành Phước, Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành).
5. Nghề chế tác sừng
Nghề làm lược chải tóc và những sản phẩm khác từ sừng trâu (gọi là chế tác sừng), là một nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có từ rất lâu đời ở làng An Thiết (xã Tịnh Bình), làng Phước Thọ (xã Tịnh Sơn), làng Lâm Lộc Bắc (xã Tịnh Hà), đều thuộc huyện Sơn Tịnh.
Truyền thuyết về ba anh em ông Xá (bàu Ông Xá, cầu Bà Tá, chợ mới Bà Hợp là lấy tên của ba anh em) kể rằng: sau khi đưa dân đến An Thiết, Lâm Lộc, ông Xá đã khuyến khích họ chăm lo các nghề làm thủ công khéo tay bên cạnh nghề làm ruộng như làm nón, chế tác sừng. Ông Xá về sau "rấm binh" rồi "động binh" thất bại, chịu hình phạt tự thăng thiên. Song hai nghề chế tác sừng và nghề làm nón vẫn tiếp tục phát triển và tồn tại đến nay.
Tại thôn Lâm Lộc Bắc, thôn Phước Bình (xã Tịnh Sơn) hiện có xóm Lược là nơi tập trung nhiều nghệ nhân và thợ thủ công làm nghề chế tác sừng. Có hai loại thợ: loại thứ nhất, chuyên vào nghề chế tác sừng, hầu như không làm nghề nông, có những nghệ nhân, sản phẩm của họ giàu tính mỹ thuật; loại thứ hai là những hộ chỉ kết hợp nghề chế tác sừng với nghề nông, sử dụng thời giờ nông nhàn và làm vào ban đêm. Ngoài ra, còn có những người chuyên cung cấp nguyên liệu và mua đi bán lại các sản phẩm từ sừng.
Các sản phẩm của nghề chế tác sừng ở Quảng Ngãi được bán ra khắp thị trường phía Nam, qua cả Lào và Cămpuchia.
6. Nghề mộc dân dụng
Mộc là một nghề phổ thông, thiết yếu trong dân sinh. Ở Quảng Ngãi xưa, hầu như làng quê nào cũng có một vài tốp thợ mộc chuyên dựng nhà, đóng bàn ghế, giường phản cho các gia đình. Đến thời kỳ hiện đại, nghề mộc cổ truyền vẫn được duy trì. Sách Địa dư Quảng Ngãi (1939) chép: "Nghề mộc: rải rác trong tỉnh đâu đâu cũng có thợ làm nhà, thợ đóng bàn ghế. Thợ danh tiếng ở những làng Đồng Viên, Đông Mỹ (huyện Tư Nghĩa), Long Phụng (huyện Mộ Đức) và Vinh Hiển (huyện Đức Phổ). Tại tỉnh lỵ có vài ba cửa hàng đóng bàn ghế theo kiểu tân thời, đánh xi bóng nhoáng trông rất đẹp"(7).
Nghề mộc dân dụng ứng dụng công nghệ mới phát triển khá nhanh ở Quảng Ngãi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Năm 1997, có 606 cơ sở sản xuất, đến năm 2005 có hơn 1.000 cơ sở, sản xuất ra gần 100.000 chiếc giường, tủ, bàn ghế các loại, giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Nghề này hiện phát triển ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, trong đó ở xã Nghĩa Hiệp tức Đồng Viên (huyện Tư Nghĩa) là nơi có số lượng lao động tham gia nhiều nhất, người thợ có tay nghề cao và tạo được nhiều sản phẩm có giá trị.
Nguồn nguyên liệu sản xuất đồ mộc dân dụng là gỗ sẵn có tại địa phương, thị trường tiêu thụ thường là ở tại chỗ, bán đi một số tỉnh phía Nam và tham gia xuất khẩu. Công nghệ sản xuất đồ mộc dân dụng dần dần đã có sự chuyển biến tích cực. Trước đây, người thợ chỉ sử dụng sức lao động và kỹ năng nghề nghiệp để tạo ra sản phẩm, thời gian gần đây hầu hết các cơ sở sản xuất đều có máy móc như máy cưa, máy bào, máy đánh bóng, nên năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cao, kiểu dáng đẹp, giá thành hạ, sản phẩm được nhiều người ưa chuộng.
7. Nghề sản xuất gạch ngói
Các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công hiện có rải rác ở hầu hết các huyện trong toàn tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Bình Sơn, Sơn Tịnh và Đức Phổ. Thuộc loại nổi tiếng trong truyền thống là gạch ngói Sông Vệ (huyện Tư Nghĩa). Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ chủ yếu tại địa phương. Công nghệ sản xuất từ khâu làm đất sử dụng sức người là chính, khâu ép tạo sản phẩm có sử dụng máy móc thay thế sức người nên năng suất lao động cao hơn trước khá nhiều. Vật liệu nung gạch ngói phần lớn đã dùng than đá thay thế củi, nhưng các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công nằm gần khu dân cư nên khí thải, bụi công nghiệp, nhiệt độ,… gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Nguồn nguyên liệu đất sét sẵn có tại địa phương thông qua cải tạo đồng ruộng là chính, nguồn nguyên liệu này dần dần sẽ cạn kiệt, đang hướng tới khai thác mỏ đất sét.
Hiện nay, sản xuất gạch ngói đã ứng dụng công nghệ sản xuất gạch tuynen. Ở Quảng Ngãi có nhà máy gạch tuynen Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) tạo được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, vươn xa đến các thị trường Tây Nguyên và các vùng phía Bắc.
8. Nghề làm mắm
Làm mắm là nghề nổi tiếng từ lâu đời ở vùng duyên hải miền Trung. Những cánh đồng muối rộng mênh mông ở Sa Huỳnh, Tịnh Hòa, cá cơm, cá nục, cá trích xuất hiện nhiều vào mùa gió nồm là nguồn nguyên liệu dồi dào của nghề mắm, là điều kiện khách quan dẫn đến sự hình thành nhiều làng nghề làm mắm ở vùng duyên hải Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi có nhiều làng nghề làm mắm, như Thạch Bi, Long Thành, Long Trì, An Phổ, Kỳ Tân, An Chuẩn, Phổ An, Cổ Lũy, Mỹ An, An Vĩnh, Kỳ Xuyên và Tuyết Diêm. Những nơi nghề làm mắm phát triển sôi động nhộn nhịp nhất hiện nay vẫn là các làng: Thạch Bi (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ), An Chuẩn (xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức); với khoảng 200 hộ chuyên làm nghề mắm.
Nghề làm mắm ở Quảng Ngãi đã gắn bó bao đời với cư dân vùng biển. Đến nay những người làm nghề không còn nhớ rõ ông tổ nghề của mình. Có lẽ, đây chỉ là một quá trình được sàng lọc tự nhiên từ kinh nghiệm thực tế, cộng với sự học hỏi kỹ thuật chế biến ở các nơi khác, để đi đến hình thành những làng nghề hoàn chỉnh.
Nguyên liệu làm mắm là loại cá cơm được thu hoạch từ tháng Giêng, Hai, Ba (Âm lịch). Đây là thời điểm cá cơm làm mắm có hương vị thơm ngon nhất. Riêng mắm nục được làm từ tháng Ba đến tháng Tư, là thời vụ cá nục nổi nhiều, lúc này muối mắm sẽ đem lại hương vị mặn mà. Ngoài hai loại cá chính để làm mắm nói trên, người dân biển còn làm mắm ngừ, mắm mực, mắm kình, mắm nhum, mắm tôm.
Quy trình làm mắm được tiến hành theo công thức 2 cá với 1 muối, hoặc 3 hoặc 4 cá với 1 muối, tùy theo cá to hay cá nhỏ. Cá, muối thường được lường theo mủng để có tỷ lệ thích hợp.
Nghề làm mắm ở Kỳ Tân, An Chuẩn hiện nay đã trở nên sôi động. Mức tiêu thụ nguyên liệu hàng tháng lên đến 20 - 30 tấn chợp (cá tươi). Do nguồn nguyên liệu "chợp" ở vùng biển này cung cấp không đủ, nên chủ yếu là do ngư dân vùng ven biển phía nam như Sa Huỳnh, Bình Thuận cung cấp.
Hiện nay, các làng nghề Kỳ Tân, An Chuẩn đều có sức sản xuất mắm tăng lên đáng kể, cuộc sống làng nghề trở nên khá giả. Sự hồi sinh, phát triển của một làng nghề cổ truyền là một tín hiệu đáng mừng cho nghề truyền thống này ở Quảng Ngãi.
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK