những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của tỉnh lào cai
Tiềm năng, lợi thế của tỉnh Lào Cai
Thứ nhất, Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); diện tích tự nhiên 6.384 km2, dân số 746 nghìn người với 25 dân tộc. Lào Cai có 182,086 km đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, là “cầu nối” không chỉ của Việt Nam mà của cả các nước ASEAN với thị trường tỉnh Vân Nam và miền Tây Nam (Trung Quốc), là trung tâm của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS); có điều kiện giao thông thuận lợi với đủ loại hình mang tính kết nối quan trọng với các tỉnh trong vùng và quốc tế như đường bộ; đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai nối với Côn Minh, Trung Quốc; đường thủy và tương lai gần là đường hàng không với Sân bay Lào Cai.
Thứ hai, Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển du lịch gắn liền với sự phát triển của vùng và cả nước, đặc biệt Khu du lịch quốc gia Sa Pa sẽ phát triển trở thành khu du lịch có tầm cỡ quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc riêng có của tỉnh Lào Cai và là nơi tổ chức các sự kiện quốc tế như: Tuần lễ văn hoá Hàn Quốc; Giao lưu văn hoá Belarus; Giải ma ra tông quốc tế;... Hiện nay, Lào Cai là địa phương đứng đầu khu vực Tây Bắc về dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng; đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.241 cơ sở lưu trú (901 khách sạn và nhà nghỉ, 340 homestay), đặc biệt đã có 03 khách sạn được xếp hạng 5 sao: Khách sạn Silk Path, Khách sạn De La Coupole và Khách sạn Aristo. Các khu resort nghỉ dưỡng nổi tiếng của tỉnh: Sapa Jade Hill Resort, Topas Ecolodge trong đó topas là nơi đầu tiên của Việt Nam vào danh sách những khu nghỉ dưỡng độc đáo nhất thế giới do National Geographic bình chọn.
Thứ ba, Lào Cai là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, có trên 35 loại khoáng sản khác nhau với trên 150 điểm mỏ có giá trị công nghiệp, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý, có chất lượng cao, trữ lượng lớn hàng đầu Việt Nam như: Apatít, sắt, đồng, graphít, đất hiếm... Ngoài ra, với điều kiện thiên nhiên khí hậu ưu đãi, có nhiều vùng khí hiệu với nhiều độ cao khác nhau đã tạo ra các sản phẩm nông nghiệp được coi là thế mạnh của tỉnh như: chè, quế, atiso, dược liệu quý hiếm khác,... đây là điều kiện để phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, công nghệ cao phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thứ tư, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều cơ chế, chinh sách tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; hạ tầng, dịch vụ viễn thông được đầu tư phát triển góp phần rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Lào Cai đứng trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước, do đó trong thời gian tới Lào Cai rất mong muốn Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao về các lĩnh vực: Quản trị hệ thống mạng; an ninh mạng; phát triển, gia công các phần mềm công nghệ thông tin.
Định hướng phát triển trong thời gian tới
(1) Phát triển công nghiệp theo hướng gắn khai thác với chế biến sâu các loại khoáng sản phục vụ lợi ích quốc gia. Phát triển công nghiệp luyện đồng, thép trở thành khu công nghiệp lớn của cả nước. Tập trung xử lý tốt ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững.
(2) Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là đầu mối trung tâm trung chuyển hàng hóa, trung tâm Logictics lớn trên Tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Đông – Tây, Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS).
(3) Phát triển du lịch là ngành trọng tâm mũi nhọn chính của tỉnh: Xây dựng khu du lịch quốc gia Sa Pa theo qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Khu du lịch Sa Pa hiện nay – Sa Pa 1 và Khu du lịch mới tại xã Y Tý, huyện Bát Xát – Sa Pa 2 có điều kiện khí hậu, thiên nhiên tương đồng với Sa Pa hiện nay).
(4) Phát triển sản xuất nông nghiệp đặc hữu, xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm sản xuất giống và cung cấp các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ôn đới, đặc sản, đặc biệt là dược liệu quý, hoa quả ôn đới chất lượng cao, các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản đặc sản, bản địa.
(5) Xây dựng đô thị thông minh thành phố Lào Cai và đô thị Sa Pa; Phát triển, mở rộng thành phố Lào Cai là đô thị loại I, đô thị trung tâm vùng Tây Bắc; Phát triển đô thị Sa Pa là đô thị du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, thành lập thành phố Sa Pa.
(6) Đầu tư thực hiện một số cơ sở hạ tầng quan trọng có tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Cảng hàng không Sa Pa, Xây dựng các tuyến đường kết nối từ đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai với các các tỉnh và trung tâm kinh tế, du lịch, công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(7) Về phát triển văn hóa – xã hội: Phấn đấu xây dựng Lào Cai là trung tâm văn hóa - giáo dục của vùng Tây Bắc; Đào tạo nâng cao chất lượng lao động; Đầu tư hoàn chỉnh bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, huyện và một số bệnh viện chuyên khoa; Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao của vùng, cả nước, quốc tế với các môn thể thao như: đua xe địa hình, chạy marathon quốc tế,... Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách để giảm nhanh hộ nghèo, giảm bớt chênh lệch thu nhập với giữa thành thị với nông thôn…
Lào Cai - Điểm đến thành công (Song ngữ Việt - Anh)
Ban Tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc tế Xuân 2023
LIÊN KẾT WEBSITE Liên hiệp CTCHN Đồng Tháp Liên hiệp CTCHN Đắk Lắk Liên hiệp CTCHN Yên Bái Liên hiệp CTCHN Trà Vinh Liên hiệp CTCHN Vĩnh Phúc Hội hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga Liên hiệp CTCHN Phú Yên Liên hiệp CTCHN Bình Phước Liên hiệp CTCHN Thừa Thiên Huế Liên hiệp CTCHN Cà Mau Liên hiệp CTCHN Nghệ An Liên hiệp CTCHN Đồng Nai Liên hiệp CTCHN Vĩnh Long Liên hiệp CTCHN TP Cần Thơ Hội Hữu nghị Việt Nam-LB Nga Hội Hữu nghị Việt Nam - Bỉ Hội Hữu nghị Việt Nam-Xlovakia Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Liên hiệp CTCHN Tây Ninh Liên hiệp CTCHN Bạc Liêu Liên hiệp CTCHN Bến Tre Liên hiệp CTCHN Tiền Giang Liên hiệp CTCHN Khánh Hòa Liên hiệp CTCHN Quảng Ninh Liên hiệp CTCHN Bắc Giang Liên hiệp CTCHN Phú Thọ Liên hiệp CTCHN Quảng Trị Liên hiệp CTCHN Nghệ An Liên hiệp CTCHN Hậu Giang Liên hiệp CTCHN An Giang Hội Hữu nghị Việt Nam - Ba Lan Hội Hữu nghị Việt Nam - Anh Liên hiệp CTCHN Thanh Hóa Liên hiệp CTCHN Bình Dương VUFO-NGO Resource Centre Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Hội hữu nghị Việt Nam - Séc Liên hiệp CTCHN TP Hà Nội Hội hữu nghị Việt Nam- Đức Liên hiệp CTCHN Kiên Giang Liên hiệp CTCHN Đà Nẵng Liên hiệp CTCHN TP Hồ Chí Minh Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani Hội hữu nghị với ND các nước tỉnh Bạc Liêu Liên hiệp CTCHN Tỉnh Đồng Nai Liên hiệp CTCHN tỉnh Quảng Nam Tạp chí Thời Đại Viện nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân THÔNG TIN NỘI BỘ
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2024 Giai BT SGK