Câu 1: So với vỏ Trái Đất, vỏ Địa lí không có đặc điểm
A. giới hạn dưới đến đáy vỏ phong hoá.
B. gồm đủ ba tầng đá khác nhau.
C. dày 30 đến 35 km.
D. giới hạn trên đến lớp ô dôn.
Câu 2: Sinh quyển có đặc điểm
A. tác động đến tính chất lí hoá của đất, đến quá trình phong hoá.
B. tạo giới hạn thích nghi, có khả năng định hướng và sinh sản.
C. tích luỹ năng lượng, tạo chất hữu cơ, tạo quá trình dinh dưỡng.
D. tác động tới phân phối nhiệt, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
Câu 3: Loại gió thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo, có tính chất khô là
A. gió Mậu dịch.
B. gió fơn.
C. gió Đông cực.
D. gió mùa.
Câu 4: Sinh quyển bao gồm toàn bộ
A. thạch quyển.
B. khí quyển.
C. thuỷ quyển.
D. vỏ Trái Đất.
Câu 5: Biển và đại dương không có vai trò cơ bản
A. cung cấp nguồn tài nguyên quý giá.
B. môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
C. điều hoà khí hậu, đảm bảo đa dạng sinh học.
D. tạo cơ sở phát triển công nghiệp, nông nghiệp.
Câu 6: Nhân tố điều hoà chế độ nước cho sông là
A. địa hình và phụ lưu.
B. thực vật và hồ đầm.
C. mưa và nước ngầm.
D. thực vật và băng tuyết tan.
Câu 7: Theo biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, trên một lãnh thổ
A. nếu 1 thành phần tự nhiên thay đổi, các thành phần khác cũng thay đổi theo.
B. nếu 1 thành phần tự nhiên thay đổi, toàn bộ lãnh thổ vẫn không thay đổi.
C. các thành phần tự nhiên không ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau.
D. các thành phần tự nhiên trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
Câu 8: Độ muối trung bình của nước biển là
A. 36,8.
B. 43.
C. 10.
D. 35.
Câu 9: Thuỷ quyển là toàn bộ
A. sinh vật bao quanh Trái Đất.
B. lớp nước bao quanh Trái Đất.
C. lớp đất bao quanh Trái Đất.
D. không khí bao quanh Trái Đất.
Câu 10: Khi frông hoạt động thường
A. không mưa.
B. mưa bên khối không khí lạnh.
C. thời tiết ổn định
D. gây mưa nhiều.
Câu 11: Ở vùng ôn đới, nhiệt độ nước biển là
A. 15 - 16°
C. B. 27 - 28°C.
C. 29 - 30°C.
D. 1 - 2°C.
Câu 12: Hiện tượng triều cường xảy ra khi
A. khí áp, nhiệt độ ven biển thay đổi.
B. Mặt Trăng Trái Đất Mặt Trời nằm thẳng hàng.
C. địa hình, hình dạng bờ biển thay đổi.
D. Mặt Trăng Trái Đất Mặt Trời nằm vuông góc.
Câu 13: Càng về cực nhiệt độ
A. bất ổn định.
B. càng giảm.
C. không thay đổi.
D. càng tăng.
Câu 14: Độ phì của đất là
A. khả năng cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.
B. lớp vật chất tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho cây phát triển.
C. lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá.
D. một mặt cắt thẳng đứng của đất, có các tầng khác nhau.
Câu 15: Vai trò của nước đối với động vật là
A. vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ.
B. vận chuyển máu và chất dinh dưỡng.
C. tác động đến các quá trình sinh trưởng, phát triển.
D. cung cấp năng lượng chính cho mọi sự sống.
Câu 16. Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào
A. độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó.
B. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó.
C. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó.
D. độ cao và độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó.
⇒khoatran3318
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2024 Giai BT SGK