Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 ĐỀ 2: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ...
Câu hỏi :

ĐỀ 2: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm cung điện của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc giản dị đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn đậm dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại nào? A. Tự sự B. Trữ tình C. Thuyết minh D. Nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận Câu 2: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được thể hiện như thế nào? A. Nơi ở và nơi làm việc mộc mạc, đơn sơ B. Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp C. Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối D. Cả 3 đáp án trên Câu 3: Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Người tiếp thu một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động, biết tiếp thu cái hay, cái đẹp phê phán hạn chế, tiêu cực, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4. Em hiểu từ phong cách trong phong cách Hồ Chí Minh có nghĩa là gì? A. Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó. B. Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại. C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5. Đoạn văn trên được triển khai nội dung theo cách nào sau đây? A. Qui nạp B. Diễn dịch C. Phối hợp D. Song hành Câu 6. Vì sao Hồ Chủ tịch lại có vốn văn hóa sâu rộng? A. Học tập để nói, viết thạo tiếng nước ngoài: Anh, Pháp, Hoa B. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi từ thực tiễn lao động C. Tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật của khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm D. Cả 3 đáp án trên Câu 7. Ý nào nói đúng nhất những phương diện thể hiện lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh? A. Nơi ở và nơi làm việc B. Trang phục C. Ăn uống và nơi ở D. Cả 3 đáp án trên Câu 8. Bài học rút ra từ phẩm chất của Bác qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là gì? A. Tấm lòng nhân hậu bao dung B. Lối sống giản dị, thanh cao và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc C. Đức tính tiết kiệm D. Sự liêm chính trong công việc Câu 9. Cách học của Bác có còn phù hợp trong bối cảnh học tập hiện nay không? Em có thể học tập được gì từ phương pháp học tập của Bác? Câu 10. Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách nào? Qua đó, giúp em hiểu thêm điều gì về Bác? ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay Mặc manh áo ngắn giục trâu cày Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó Bà lão chiều còn xới đậu đây Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn Khoai trong đám cỏ đã xanh cây Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú Dẫu chẳng hành môn đói cũng khuây. (Chiều xuân ở thôn Trừng Mại - Nguyễn Bảo) Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát Câu 2. Hai câu thơ đầu của bài thơ gieo vần nào? A. Vần chân, vần liền B. Vần lưng, vần liền C.Vân chân, vần cách D. Vần lưng, vần cách Câu 3. Từ tượng hình trong đoạn thơ là: A. phân phất, xâm xẩm B. xâm xẩm, điền viên C. phân phất, xanh cây D. điền viên, đám cỏ Câu 4. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay A. Nhân hoá B. So sánh C. Đảo ngữ D. Điệp ngữ Câu 5. Theo em, việc sử dụng các biện pháp tu từ trong câu thơ (trong câu hỏi 4) có tác dụng gì? A. Gợi bức tranh mùa xuân thôn dã thật bình dị với mưa xuân hoà vào không khí thật nhẹ nhàng B. Gợi trạng thái mưa đầu xuân. C. Gợi bức tranh lao động đầu xuân. D. Đầu xuân có mưa phùn khiến cây cối đâm chồi nảy lộc. Mong mọi người giúp đỡ ! Em xin cảm ơn mọi người rất nhiều !

Lời giải 1 :

ĐỀ II:

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại nào?

C. Thuyết minh

Câu 2: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được thể hiện như thế nào?

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Người tiếp thu một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động, biết tiếp thu cái hay, cái đẹp phê phán hạn chế, tiêu cực, đúng hay sai?

A. Đúng

Câu 4. Em hiểu từ phong cách trong phong cách Hồ Chí Minh có nghĩa là gì?

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Đoạn văn trên được triển khai nội dung theo cách nào sau đây?

D. Song hành

Câu 6. Vì sao Hồ Chủ tịch lại có vốn văn hóa sâu rộng?

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Ý nào nói đúng nhất những phương diện thể hiện lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh?

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Bài học rút ra từ phẩm chất của Bác qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là gì?

B. Lối sống giản dị, thanh cao và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc

Câu 9. Cách học của Bác có còn phù hợp trong bối cảnh học tập hiện nay không? Em có thể học tập được gì từ phương pháp học tập của Bác?

⇒ Cách học của bác phù hợp trong bối cảnh trong hiện nay và tương lai nữa . Em học được đức tính giản dị và giữ gìn bản sắc dân tộc " hoà nhập" khi tiếp thu văn hoá nước ngoài nhưng không để "hoà tan " đi văn hoá của quê hương dấn tộc

Câu 10. Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách nào? Qua đó, giúp em hiểu thêm điều gì về Bác?

⇒ Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa và “đã nhào nặn” tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”

ĐỀ III:

Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?

C. Thất ngôn bát cú

Câu 2. Hai câu thơ đầu của bài thơ gieo vần nào?

B. Vần lưng, vần liền

Câu 3. Từ tượng hình trong đoạn thơ là:

C. phân phất, xanh cây

Câu 4. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay

C. Đảo ngữ

Câu 5. Theo em, việc sử dụng các biện pháp tu từ trong câu thơ (trong câu hỏi 4) có tác dụng gì?

A. Gợi bức tranh mùa xuân thôn dã thật bình dị với mưa xuân hoà vào không khí thật nhẹ nhàng

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK