`Câu` `1`.
- Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả bộc lộ cảm nhận về một giai điệu đặc biệt.
`Câu` `2`.
- Giai điệu được nói tới trong đoạn trích không giống như các giai điệu thông thường: không chỉ tác động tới thính giác mà còn được cảm nhận từ tâm hồn bởi nó được tạo ra từ những cái thực và cả những điều mơ hồ. Đó có thể là tiếng gió lùa qua các ngọn cổ tháp hoang phế, là “tiếng nói” của những viên gạch Chàm, “tiếng” thì thầm của những ngọn tháp, “tiếng” nguyện cầu trong lòng người.
`Câu` `3`. Đáp án : `A`. Là những thông điệp văn hoá, nghệ thuật
`Câu` `4`.
- Qua cách tác giả miêu tả những “giai điệu” mà mình cảm nhận được, người đọc có thể hình dung về Mỹ Sơn: một thung lũng rộng lớn chìm trong mưa bụi, cổ tháp hoang phế, gạch xây tháp màu nâu sậm (gạch nung chín kết hợp sa thạch, có những viên gạch lành lặn, có cả những viên gạch đã bị sứt mẻ theo thời gian), vòm cong của tháp, phù điêu thần Ka-la râu tóc mọc đầy địa y... Nếu có thể, hãy về bức tranh về Mỹ Sơn theo những gì em tưởng tượng sau khi đọc đoạn trích
`Câu` `5`.
Trong đoạn trích này, biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng :
- Hình như những viên gạch Chàm màu nâu sậm lên tiếng.
- Hình như những ngọn tháp đang thì thầm với bầu trời.
- Để bây giờ, những viên gạch Chàm nơi đây, đủ lành lặn hay sứt mẻ, đều biết tự hát.
- Tôi nghe, âm âm, rì rầm khắp thung lũng Mỹ Sơn tiếng hát của đất và đá, hoà quyện thành một giai điệu, rõ ràng và mơ hồ như chính những ngọn tháp ở đây.
Biện pháp tu từ nhân hoá trong các câu này có tác dụng khẳng định chính đất đá qua bàn tay sáng tạo của con người đã truyền được những thông điệp về văn hoá và lịch sử, về tâm hồn và sự tài hoa của con người. Khi đến thăm di tích, dụ khách hiểu được những thông điệp đó cũng chính là đã nghe thấy lời “tâm sự” của những thứ vốn chỉ là vật chất vô tri.
`#` tolachip
C1.
- Tác giả đã ghi lại cảm nhận về một giai điệu đặc biệt.
C2.
- Giai điệu được nói tới trong đoạn trích được tạo ra từ những cái thực và những điều mơ hồ.
C3.
- Đáp án : A. Là những thông điệp văn hoá, nghệ thuật
C4
- Qua đọc đoạn trích, em hình dung được cảnh Thánh địa Mỹ Sơn là một thung lũng rộng lớn và chìm trong mưa bụi.Nơi đây có những cổ tháp hoang phế , gạch xây tháp màu nâu sậm với những viên gạch nung chín kết hợp với sa thạch có viên lành lặn có viên thì lại sứt mẻ theo năm tháng, phù điêu của thần Ka - la râu tóc mọc đầy địa y,...
C5
BPTT nhân hoá :
+ Hình như những ngọn tháp đang thì thầm với bầu trời.
+ Hình như những viên gạch Chàm màu nâu sậm lên tiếng
+ Để bây giờ, những viên gạch Chàm nơi đây, dù lành lặn hay sứt mẻ, đều biết tự hát.
+ Tôi nghe, âm âm, rì rầm khắp thung lũng Mỹ Sơn tiếng hát của đất và đá, hoà quyện thành một giai điệu, rõ ràng và mơ hồ như chính những ngọn tháp ở đây.
Tác dụng :
+ Gợi hình, gợi tả cho những câu văn thêm phần đặc sắc, các sự vật được nhân hoá trở nên thân thiện, gần gũi và dễ thương hơn với con người.
+ Giúp người đọc dễ hình dung được vẻ đẹp hùng vĩ của vẻ đẹp của thung lũng Mỹ Sơn.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2024 Giai BT SGK