Câu 1. b. Hân hoan, vui sướng.
- Giải thích: "Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng."; "Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh."
Câu 2. d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.
- Giải thích: "Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?."
Câu 3. a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng.
- Giải thích: ". Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa."
Câu 4. c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.
- Giải thích: "Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi."
Câu 5.
- Em không tán thành với hành động của ngọn nến
- Vì: nến được tạo ra để thắp sáng cho con người, giúp con người nhìn rõ mọi vật trong bóng tối. Nến chỉ có giá trị khi nó còn cháy để soi sáng cho con người. Vậy nên, ngọn nến không nên vì lòng ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho mình để rồi bị vứt bỏ, mất đi giá trị vốn có của mình
Câu 6.
- Qua câu chuyện em rút ra được bài học: Hãy luôn cống hiến hết mình, vì mục đích chung. Không nên ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết nghĩ cho mình. Biết sống vì người khác là lẽ sống cao đẹp, sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.
Câu 7. không rõ đề -> không có đáp án
Câu 8. c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu
- Giải thích:
+ sâu trong "tìm bắt sâu": danh từ dùng để chỉ một con vật
+ sâu trong "moi rất sâu": tính từ dùng để chỉ độ dài tính từ miệng hoặc bề mặt đến đáy
Câu 9. c. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. "
- Giải thích: từ "như" trong câu văn trên là quan hệ từ, giúp biểu thị quan hệ so sánh
`@` các đáp án khác:
+ đáp án a: từ "và" là động từ
+ đáp án b: từ "hay" là tính từ
+ đáp án d: từ "với" là động từ
Câu 10. b. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
- Giải thích: phân tích cấu tạo ngữ pháp:
+ TN: trên sân gạch, trên phên nứa (chỉ nơi chốn)
+ CN1: Mưa
+ VN1: rào rào
+ CN2: mưa
+ VN2: đồm độp
-> Câu gồm 2 cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành nên là câu ghép
Câu 1:
Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy :hân hoan, vui sướng.
`->B`
Câu 2:
Ngọn nến nương theo gió và phụt tắt đi vì nó cảm thấy thiệt thòi :nếu cứ cháy mãi thì nó sẽ tàn mất (Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?)
`->D`
Câu 3:
Khi đèn dầu được thắp lên thì nến đã bị cất vào trong ngăn kéo tủ
`->A`
Câu 4:
Nến buồn thiu và nhận ra rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người
`->C`
Câu 5:
Em không tán thành với hành động của ngọn nến .Vì như vậy là ích kỉ ,hẹp hòi. Nến vốn sinh ra là để phục vụ cho con người nhưng ngọn nến lại chỉ nghĩ cho mình như vậy là không đúng.
Câu 6:
Qua câu chuyện , em rút ra bài học : Sống hòa nhã , cống hiến và làm việc hết mình , vì tập thể vì nghĩa vụ của bản thân . Không ích kỉ , nhỏ nhen , lợi ích .
Câu 8:
Dòng có từ đồng âm là : c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu
Câu 9:
Quan hệ từ xuất hiện trong câu : "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. " (quan hệ từ so sánh)
Câu 10:
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK