Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Câu hỏi 6 Đoạn thơ sau miêu tả cảnh vật vào thời gian nào? Ve đã ngưng tiếng hát Phượng...
Câu hỏi :

Câu hỏi 6 Đoạn thơ sau miêu tả cảnh vật vào thời gian nào? Ve đã ngưng tiếng hát Phượng kết trái đầy cành Sen cũng vừa tra hạt Lá phai dần sắc xanh. (Nguyễn Lãm Thắng) A. mùa thu B. mùa hè C. mùa đông D. mùa xuân Câu hỏi 7 Từ nào dưới đây là danh từ? A. học hỏi B. học tập C. học sinh D. học hành Câu hỏi 8 Từ nào dưới đây miêu tả tiếng cười? A. lích chích B. thầm thì C. thì thào D. khúc khích Câu hỏi 9 Những sự vật nào được miêu tả trong đoạn thơ sau? Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây. (Trần Đăng Khoa) A. sông, núi B. sông, biển C. núi, cánh đồng D. lúa, ngô Câu hỏi 10 Điền dấu câu thích hợp vào các ô trống sau: a) Lớp bạn có bao nhiêu học sinh b) Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe cô giảng bài c) Ôi, em yêu trường em biết bao Câu hỏi 11 Giải câu đố sau: Để nguyên ở cạnh mắt tôi Thêm huyền đói bụng nước sôi úp liền. Từ giữ nguyên là từ gì? A. tóc B. trán C. tai D. mi Câu hỏi 12 Đọc đoạn thơ dưới đây và cho biết dòng sông được miêu tả như thế nào? "Đây con sông xuôi dòng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi." (Hoài Vũ) A. Dòng sông tấp nập, nhộn nhịp thuyền bè xuôi ngược. B. Dòng sông đục ngầu, giận dữ. C. Dòng sông mang vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ. D. Dòng sông mang vẻ đẹp nên thơ, trữ tình. Câu hỏi 13 Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp so sánh? A. Trăng dịu dàng soi bóng mình xuống mặt hồ phẳng lặng. B. Mảnh trăng đầu tháng như chiếc thuyền lơ lửng giữa biển mây. C. Vầng trăng tròn vành vạnh toả ánh sáng dịu dàng xuống mặt sông. D. Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ. Câu hỏi 14 đây là từ gì : â, n, h,n,h,u,ậ A. nhân bản B. nhân ái C. nhân gian D. nhân hậu Câu hỏi 15 Từ nào dưới đây viết sai chính tả? A. ngào ngạt B. ngẫm ngĩ C. nghịch ngợm D. ngô nghê

Lời giải 1 :

Câu 6:

`->` A. mùa thu

Vì hết mùa hạ thì bắt đầu chuyển sang mùa thu. Lúc đó, ve đã ngừng kêu, cây phượng đã kết trái, bông sen cũng vừa tra hạt còn lá thì phai đi sắc xanh.

Câu 7:

`->` `C.` học sinh

học hỏi (động từ)

học tập (động từ)

học hành (động từ)

học sinh: chỉ những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học, đang được học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông.

Câu 8:

`->` `D.` khúc khích

lích chích: miêu tả tiếng kêu của con gà con

thầm thì: miêu tả tiếng nói của người

thì thào: miêu tả tiếng nói của con người

Câu 9:

`->` `C.` núi, cánh đồng

Miêu tả: Núi uy nghiêm

Miêu tả: Cánh đồng liền chân mây

Câu 10:

`->` `a)` Lớp bạn có bao nhiêu học sinh? (Câu hỏi)

`->` `b)` Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe cô giảng bài. (Câu kể)

`->` `c)` Ôi, em yêu trường em biết bao! (Câu cảm)

Câu 11:

`->` `D.` mi

mi `->` bộ phận phía trên đôi mắt.

mì `->` một loại đồ ăn được làm bằng bột và mất ít thời gian để nấu.

Câu 12:

`->` `D.` Dòng sông mang vẻ đẹp nên thơ, trữ tình

Chi tiết: Soi mây trời

             Gió đưa phe phẩy

             Bóng lồng sóng

             Nước chơi vơi

Câu 13:

`->` `B`

So sánh mảnh trăng đầu tháng với chiếc thuyền

Từ so sánh: như

Câu 14:

`->` `D.` nhân hậu

Có chữ "h, ậ, u"

Câu 15:

`->` `B.` ngẫm ngĩ

Sửa lại: ngẫm nghĩ (hành động)

Lời giải 2 :

$\text{Câu 6:}$

$o$ Đáp án: A. Mùa thu

Giải thích: Ve đã ngưng tiếng hát (vè kêu trong mùa hè), sau mùa hè (ve hết kêu) tiếp là cây phượng kết trái (vào mùa thu) $\Rightarrow$ 2 điều này đã khẳng định đoạn thơ sau tả cành vật vào mùa thu.

$\text{Câu 7:}$

$o$ Đáp án: B. học sinh 

Giải thích: Các từ còn lại là động từ.

$\text{Câu 8:}$

$o$ Đáp án: D. khúc khích

Giải thích: cười khúc khích : chỉ tiếng cười khe khẽ

$\text{Câu 9:}$

$o$ Đáp án: C. núi, cánh đồng

Giải thích: Bên này là núi uy nghiêm

           Bên kia là cánh đồng liền chân mây.

$\text{Câu 10:}$

$o$ Đáp án: 

a) Lớp bạn có bao nhiêu học sinh?

Giải thích: Câu để hỏi lớp bạn có bao nhiêu học sinh

b) Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe cô giảng bài.

Giải thích: Câu để miêu tả các bạn học sinh nghe cô giảng bài

c) Ôi, em yêu trường em biết bao!

Giải thích: Câu cảm thán

$\text{Câu 11:}$

$o$ Đáp án: D. mi

Giải thích: mi ở cạnh mắt (bên trên)

                 mì úp liền (khi đang đói bụng thì ăn)

$\text{Câu 12:}$

$o$ Đáp án: D. Dòng sông mang vẻ đẹp nên thơ, trữ tình.

$\text{Câu 13:}$

$o$ Đáp án: B. Mảnh trăng đầu tháng như chiếc truyền lơ lửng giữa biển mây.

$\text{Câu 14:}$

$o$ Đáp án: D. nhân hậu

$\text{Câu 15:}$

$o$ Đáp án: B. ngẫm ngĩ 

$\Rightarrow$ Sửa thành ngẫm nghĩ 

$\textit{pminh}$

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK