Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh bạch tạng là do có sự đột biến gen trong nhóm các gen có vai trò phân phối và sản xuất hắc sắc tố trong cơ thể. Khi xảy ra đột biến, hoạt động của enzyme tyrosinase (tyrosine 3-monooxygenase) – một enzyme đóng vai trò chuyển hóa rất cần thiết trong quá trình tổng hợp nên melanin bị giảm hoặc thậm chí là ngưng hoạt động. Từ đó, lượng melanin sản xuất bị thiếu hụt, khiến các biểu hiện của bệnh bạch tạng lộ rõ trên cơ thể.
Những tình trạng đột biến khác trong các gen như OCA2, TYRP1 cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, vận chuyển hoặc phân phối melanin trong các tế bào da, mắt và tóc, từ đó, gây nên bệnh bạch tạng.
Đáp án:
Bạch tạng là hội chứng bẩm sinh gây ra bởi sự thiếu sắc tố ở tóc, da và mắt, do quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin bị rối loạn.
Nguyên nhân bệnh bạch tạng xảy ra do đột biến gen.
Bệnh bạch tạng được gây ra bởi một đột biến ở một trong những gen này. Đột biến có thể làm mất hoàn toàn melanin hoặc giảm đáng kể lượng melanin.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK