Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 1: trình bày đặc điểm khí hậu Việt Nam? Chứng minh khí hậu Việt Nam phân hoá đa dạng?...
Câu hỏi :

Câu 1: trình bày đặc điểm khí hậu Việt Nam?

Chứng minh khí hậu Việt Nam phân hoá đa dạng?

Câu 2:trình bày đặc điểm địa hình Việt Nam?

Chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên Việt Nam

Câu 3:phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phân hoá thiên nhiên nước ta?

Lời giải 1 :

- Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

- Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

- Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/năm.

- Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

- Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.

- Khí hậu nước ta phân hoá từ bắc vào nam, từ tây sang đông, từ thấp lên cao.

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

+ Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

+ Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh:

+ Biểu hiện: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ


1b/

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Bắc - Nam:

- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.

ADVERTISING

+ Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt); Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;

+ Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

* Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.

- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

- Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

- Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.

* Khí hậu phân hóa theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

câu 2

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đổi núi thấp (3/4 diện tích).

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng, có 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

câu 2b/

♦ Đối với khí hậu

- Khu vực Đông Bắc

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0; mùa hè khí hậu mát mẻ.

- Khu vực Tây Bắc:

+ Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3.

+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.

♦ Đối với sông ngòi

- Khu vực Đông Bắc: các sông thường chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương,…

- Khu vực Tây Bắc: các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

♦ Đối với đất:

- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là đất Feralit

- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là đất Feralit và đất mùn núi cao.

♦ Đối với sinh vật:

- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa

- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới

Câu 3:

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK