Trang chủ Vật Lý Lớp 9 Câu 1: Một dây dẫn có điện trở 60Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A....
Câu hỏi :

Câu 1: Một dây dẫn có điện trở 60Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Thì hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây dẫn đó là: A. 220V B. 50V C. 110V D. 60V Câu 2: Một bóng đèn khi sử dụng ở hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Hỏi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn là bao nhiêu để cường độ dòng điện chạy qua nó là 2A? A. U = 110U B. U = 220V C. U= 36V D. U= 15V Câu 3: Một mạch điện gồm 2 điện trở R1 = 2Ω , R2 = 4Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1A. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là: A. 10V B. 11V C. 6V D. 7V Câu 4: Trên bóng đèn có ghi 220V 110W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là: A. 0,75A B. 0,5A C. 8A D. 1,5A Câu 5: Trên một bóng đèn có ghi 12V 3W. Thì điện trở của đèn khi nó sáng bình thường là bao nhiêu? A. 0,5A B. 48Ω C. 18A D. 12A Câu 6: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây? A. Có thể hút các vật nhẹ. B. Có thể hút các vật bằng sắt, thép, đồng. C. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt. D. Có thể hút các vật bằng sắt, thép. Câu7: Để biết nơi nào đó có từ trường ta có thể dùng? A. Ampe kế. B. Kim nam châm tự do. C. Điện kế. D. Vôn kế. Câu 8: Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua? A. Quy tắc nắm tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái. C. Quy tắc bàn tay phải. D. Quy tắc nắm tay trái. Câu 9: Các bộ phận chính của nam châm điện gồm: A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non. B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non. C. Cuộn dây dẫn và lõi thép. D. Nam châm. Câu 10: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau . Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị : A. 6 B. 5 C. 4 D. 1,2 Câu 11: Định luật Jun-Len xơ cho biết điện năng được biến đổi thành: A.Hóa năng. B. Quang năng. C. Nhiệt năng. D. Cơ năng. GIUPMINHVOI CẢM ƠN MỌI NGUI NHIEUUU

Lời giải 1 :

1: D 

⇒ U= I . R = 1. 60 = 60 (V)

2: C

⇒  9         ?              ⇒$\frac{2.9}{0,5}$ = 36 (V)

    0,5        2

3: C

⇒ tính Rtđ = 6Ω rồi ⇒ U = 1 . 6 = 6 (V)

4: B

⇒I = $\frac{110}{220}$ = 0,5 (A)

5: B

⇒ R = $\frac{12²}{3}$ = 0,5 (Ω)

6: D

7: B

8: A

9: C

10: thiếu dữ liệu nha bạn nên ko tín đc ak

11: C

                                                        -nguyenkimthienanh-

Lời giải 2 :

Câu 1: D

HĐT lớn nhất là:

\(U = I.R = 1.60 = 60V\)

Câu 2: C

Ta có: 

\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{I_1}}}{{{I_2}}} \Rightarrow \dfrac{9}{{{U_2}}} = \dfrac{{0,5}}{2} \Rightarrow {U_2} = 36V\)

Câu 3: C

HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch là:

\(U = I\left( {{R_1} + {R_2}} \right) = 1.\left( {2 + 4} \right) = 6V\)

Câu 4: B

Cường độ dòng điện chạy qua đèn là:

\(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{110}}{{220}} = 0,5A\)

Câu 5: B

Điện trở của đèn là:

\(R = \dfrac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{{12}^2}}}{3} = 48\Omega \)

Câu 6: D

Nam châm vĩnh cửu có thể hút các vật bằng sắt, thép.

Câu 7: B

Để biết nơi nào đó có từ trường ta có thể dùng kim nam châm tự do

Câu 8: A

Quy tắc nắm tay phải.

Câu 9: B

Các bộ phận chính của nam châm điện gồm: Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.

Câu 10: 

Thiếu đề

Câu 11: C

Định luật Jun-Len xơ cho biết điện năng được biến đổi thành: nhiệt năng

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Vật lý học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ. Hãy khám phá và hiểu rõ những quy luật tự nhiên xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK