Giải thích các bước giải:
Văn miếu Trấn Biên
Vào đời vua Hiển Tông năm Ất Vị thứ 25 (tức năm 1715), Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức chọn thôn Bình Thành và thôn Tân Lại, tổng Phước Vĩnh (nay là phường Bửu Long, TP Biên Hòa) để xây dựng văn miếu Trấn Biên, có vai trò như một trung tâm văn hóa – giáo dục của vùng đất này. Ngày nay, dấu vết cũ không còn, dựa vào thư tịch cổ, các nhà khoa học, cùng với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã xác định nơi có đặc điểm giống như miêu tả trong sách của Trịnh Hoài Đức. Đó là khu vực hồ Long Vân, thuộc Khu du lịch Bửu Long, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Quần thể công trình Văn miếu Trấn Biên có diện tích xây dựng gần 20.000 mét vuông (2 ha), nằm trên khu đất cao. Văn Miếu Trấn Biên được tỉnh Đồng Nai xây dựng lại năm 1998 dựa trên kiến trúc và nền đất cũ với tổng diện tích trên 9 héc ta. Văn miếu Trấn Biên là một quần thể kiến trúc tập hợp nhiều công trình. Mỗi một công trình vừa là thành tố của cả quần thể, vừa có chức năng riêng. Văn Miếu Trấn Biên bắt đầu từ Văn Miếu Môn, lần lượt là nhà Bia, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và sau cùng là Điện thờ chính (Bái đường). Bái đường được chia làm năm gian. Gian chính đặt bàn thờ Bác Hồ, phía sau tượng Bác là hình ảnh Trống đồng Ngọc Lũ biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Gian bên trái là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn… Gian bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Đình Chiểu… Tại Văn Miếu Trấn Biên còn có Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Việc bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử có ý nghĩa sâu sắc như Văn Miếu Trấn Biên là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa, khẳng định vị thế của Văn Miếu Trấn Biên trong đời sống tinh thần của người dân Đồng Nai và người dân cả nước.
Phố cổ hội an
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ XIX, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:[1]
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK