Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 kể lại một hoạt động xã hội (bài văn) câu hỏi 6564416
Câu hỏi :

kể lại một hoạt động xã hội (bài văn)

Lời giải 1 :

      Nhân dịp được tổ dân phổ tổ chức hoạt động xã hộ làm thiện nguyện ở vùng cao , gia đình em đã đăng kí tham gia . Đó là một chuyến đi tuyệt vời và đầy ý nghĩa đối với em .

         Khu tổ dân phố nơi em ở tổ chức một chuyến đi thiện nguyện nấu ăn cho các em nhỏ tại một  điểm trường bán trú xã Phình Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái.Theo lịch trình thì đoàn sẽ thiện nguyện bữa ăn ngày thứ bảy cho các em học sinh tiểu học tại trường bán trú ; nhưng chiều thứ bảy mọi người đã lên đường . Vì cả muốn được thiện nguyện nấu cơm cho và giúp đỡ điểm trường trọn vẹn một ngày nên đã  khởi hành từ chiều hôm trước để kịp đến chuẩn bị cho bữa sáng ngày hôm sau. Sau bữa cơm chiều vội , trời đã vào đông nên trời tối và lạnh quá . Trên chuyến xe khách mang theo những tiếng nói cười và tấm lòng thiện nguyện chân thành em đã rời xa Hà Nội hoa lệ để đến với Yên Bái .

Sau hơn 2 giờ đồng hồ trên đường đi thì đoàn đã đến địa phận xã Phìn Hồ . Cả đoàn đã nghỉ lại một đêm ở nhà nghỉ tại địa phương để có thể thực tốt nhất chuẩn bị cho ngay mai.  Bốn giờ sáng hôm sau , em đã được mẹ gọi dậy để chuẩn bị đi tới điểm trường . Sau hơn 30 phút di chuyển thì đoàn đã đến điểm trường. Khi vừa đến nơi mọi người đã chuẩn bị ngay vào việc để chuẩn bị bữa sáng cho các em . ữa sáng gồm có cơm trắng , canh bí đao và thịt xào .Các cô chú trong đoàn mỗi người một việc : người vo gạo ; người nấu cơm ; người gọt bí , rửa rau ….Em phụ các cô chú gọt bí và rửa bí . Tuy là chị cả em cũng luôn phụ giúp mẹ làm việc nhà nấu nướng nhưng sao em vẫn thấy công việc này vất vả quá . Thấy em làm uể oải các cô chú mới trêu : các em nhỏ trên đây ngày nào cũng phải dậy sớm , dọn dẹp ăn uống như vậy đấy . Em cũng biết thêm được các em ở đây chẳng mấy khi được ăn thịt . Chỉ có những bữa cơm bán trú tại trường thì gọi là no một chút chứ còn ở nhà thì cũng chỉ có khoa sắn họa sang nhất là cơm trắng với rau rừng . Em bỗng thấy mình sống thật sung sướng và hạnh phúc quá . Vậy mà nhiều lúc em  lại chẳng biết điều đó mà còn chê bai , đòi hỏi . Sau khi các em ăn xong thì mọi người trong đoàn lại nhận việc rửa chén bát để các em nghỉ ngơi rồi vào học . Lần đầu trong đời em thấy mình sung sướng quá  và cũng là lần đầu em biết được thế nào là vất vả , thiếu thốn . 

Bây giờ đã gần đến giờ cơm trưa , mọi người lại xắn tay vào việc . Bữa trưa nay gồm có cơm trắng , su su xào ; mực xào cà chua , thịt gà kho và tráng miệng bằng dưa hấu . Thầy hiệu trưởng nói đây là bữa cơm thịnh soạn nhất của các em . Thật khó hình dung nếu như không có hỗ trợ của nhà nước và các mạnh thường quân thì bữa cơm của các em sẽ như thế nào nữa . Mọi người vừa nấu nướng , vừa trò chuyện vui đùa , loáng cái đã xong . Em đã nhanh nhẹn nhận phần sẽ chia đồ ăn cho các em . Sau khi chia đồ xong em sẽ đi chờ từng bàn xem có em nào muốn thêm đồ ăn hay cơm không . Bữa cơm hôm đó em cũng được ngồi ăn cùng các em , được nói chuyện và chơi những trò chơi cùng các em . Ôi sao bỗng dưng cảm thấy vui đến lạ kì . Sau đó em cũng chỉ bài cho các em còn chưa hiểu bài ; dạy các em cách chơi những trò chơi thú vị mà em hay chơi ở trường … Các em cũng chỉ em cách chơi nhảy dây , nhảy các điệu nhảy truyền thống  và cả kết hoa nữa.

        Và cuộc vui nào rồi cũng phải kết thúc . Đến chiều , sau những lời cảm ơn và lời chúc của đoàn và nhà trường thì em đã lên xe để trở về Hà Nội . Em rất cảm ơn chuyến đi này .Chuyến đi của tình thương và sự trưởng thành . Thật mong sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm cùng chung tay chia sẻ giúp đỡ những mảnh đời khó khăn . Qủa thật như lời ông cha ta đã dạy : dân tộc ta là một dân tộc đoàn kết và nhân ái .

Lời giải 2 :

    Người ta vẫn hay nói rằng “trẻ em là mầm non của đảng” ý chỉ  ví von những đứa trẻ ấy sau này sẽ trở thành chủ nhân của đất nước, là những người đáng sống trong vòng tay ấp yêu của gia đình, là được học tập dưới sự chỉ bảo của thầy cô. Thế nhưng, hãy một lần nhìn kĩ xem, có lẽ trên những con phố phồn hoa ngoài kia, đâu đó vẫn còn những đứa trẻ hiu quạnh không chốn nương thân phải dãi nắng dầm mưa để kiếm cơm sống qua ngày. Vì thế, để hưởng ứng câu ca dao dân gian: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” nhà trường đã tổ chức cho học sinh chúng tôi đến thiện nguyện tại mái ấm tình thương, nơi đã cưu mang các em nhỏ có mảnh đời bất hạnh.

   Trước khi đi, bác hiệu trưởng trường cho chúng tôi có cơ hội để cùng nhau xem video của hoa hậu Thuỳ Tiên, tìm hiểu biết được câu chuyện về “tiên ông” Bùi Công Hiệp cùng vợ dành hàng tỷ đồng để xây cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần, cũng chính là địa điểm lần này sẽ đặt chân đến.
    Hai ngày trước hôm đi, với tâm thế vô cùng háo hức, tôi cùng gia đình lục đục tìm lại nào là quần áo, giày dép đã không dùng tới, thứ gì còn sử dụng được đều đem đi để tặng các em nhỏ. Ba mẹ còn mua thêm bánh kẹo, kêu gọi các cô chú đồng nghiệp quyên góp một ít tiền để hỗ trợ phần nào kinh tế ở mái ấm. Hì hục cả ngày trời, thành quả chúng tôi có được là hai thùng cat-tong lớn đựng đầy đồ và đựng cả sự ấm áp muốn gửi gắm đến những “thiên thần kém may mắn”.
    Cuối cùng ngày hôm nay cũng đến, 6 giờ 30 phút sáng, những chiếc xe của trường THCS Thanh Bình bắt đầu lăn bánh rời Đồng Tháp để cùng đến với mái ấm Thiên Thần nằm sâu trong con đường nhỏ của quận 9, TP HCM. Sau hơn 4 tiếng di chuyển đã họp mặt các đoàn xe khác tại địa điểm. Xuống xe, không chỉ tôi mà tất cả các bạn, thầy cô khác ai cũng chuẩn bị rất nhiều quà để dành tặng mái ấm. Do trường đã báo trước, nên các cô bảo mẫu, các bé ở đây đã đợi sẵn từ khi nào, niềm nở chào mừng. Bước vào cổng lớn, đặc biệt nhất trong mắt tôi là ngôi nhà lầu màu xanh da trời trông rất bắt mắt được phân chia thành nhiều phòng riêng biệt, là nơi sinh hoạt hằng ngày của mọi thành viên. Các em nhỏ ở đây chủ yếu từ sơ sinh đến khoảng 5 tuổi, hoàn cảnh mỗi em thì khác nhau, nên chăm sóc không phải điều đơn giản. Biết thế, học sinh và giáo viên chủ động phân công những việc làm khác nhau để phụ giúp. Nhóm của tôi được phân công cùng Cô Dung, cô Linh và vợ chồng ông Bùi Công hiệp cùng nhau xuống bếp để chuẩn bị bữa trưa. Có người thì lặt rau, thái củ quả, người thì chế biến cá, cắt thịt,... Vừa làm vừa trò truyện rất sôm, ông đã kể cho bọn tôi nghe về lời thề năm ấy dưới làn khói bom đạn, lời thề ước mong được lấy mảnh đất của mình để xây dựng cơ sở cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi. Nghe đến đó, trái tim tôi ấm lên trong tràn ngập sự ngưỡng mộ trước sự nhân ái và hy sinh của đôi vợ chồng người lính từng vào sinh ra tử. Một hồi sau, cơm canh đã xong tươm tất, dọn sẵn ngay ngắn trên bàn, mọi người quây quần trong không gian ấm cúng, cùng nhau ăn, quả thật mới gặp mà như đã quen từ lâu.
      Khoảng 11 giờ 30 phút, đây là khoảng thời gian cuối cùng cả đoàn chúng tôi có cơ hội chơi đùa cùng các em trước lúc chào tạm biệt. Cùng chơi với các em, ca hát, đọc sách. Một người trong chúng tôi hỏi: “Điều vui nhất từ trước đến giờ của các em là gì?”
     Một em nhanh nhảu đáp: “Là được sống trong ngôi nhà thân thương này ạ”.
     Các em khác cũng đồng tình nói: “Đúng vậy, đúng vậy ạ, bọn em rất yêu mọi thứ ở nơi đây!”
     Tôi cảm nhận được các em rất hiểu chuyện, có khát vọng sống, lại còn xinh xắn đáng yêu, vậy mà số phận trêu ngươi để các em thiếu tình thân ruột thịt thế này…
      Qua chuyến đi, tôi bỗng thấy mình đã hạnh phúc và sung sướng quá. Vậy mà tôi không hiểu, cứ luôn thấy mình thiệt thòi luôn đòi hỏi nhiều thứ. Cũng nhờ có chuyến đi này mà nó đã để lại trong tôi nhiều thông điệp đáng suy ngẫm. Sống phải biết vươn lên, trân trọng những gì đang có. Sống phải có tình người, “cho đi là còn mãi”. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK