Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 -Nêu diễn biến của nhân vật anh Sáu trong khi về chiến trường - khi nhận anh sáu là ba...
Câu hỏi :

-Nêu diễn biến của nhân vật anh Sáu trong khi về chiến trường

- khi nhận anh sáu là ba

-và sau khi nhận anh sáu là 3

-phân tích nhân vật bé thu

Trong bài chiếc lược ngà

Lời giải 1 :

*Trong những ngày ông ở căn cứ:

- Ông thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con.

- Tình yêu thương con dồn vào việc thể hiện lời hứa với con, làm cho con một chiếc lược ngà.

- Tự ông đi tìm ngà voi rồi tự tay ông ngồi cưa từng cái răng lược, thận trọng, khổ công như một người thợ bạc gò lưng, tỉ mỉ khắc lên đó một dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu – con của ba”. Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi, ông lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt…

-> Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một sản phẩm duy nhất trong đời. Cho nên cây lược ngà kết tinh trong nó tình phụ tử: mộc mạc mà đằm thắm, sâu sa, đơn sơ mà kỳ diệu.

+ Khi bị thương nặng, biết không thể sống được, ông đã dồn tất cả tàn lực của mình làm một việc: “đưa tay vào túi móc cây lược đưa lại cho ông Ba” như trao lại lời trăng trối cuối cùng, tuy không thành lời nhưng nói rõ ràng, thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng đối với người bạn thân.

⇒ Ông Sáu đã dồn tất cả tình cảm của mình dành cho con vào việc làm chiếc lược ngà. Dẫu cây lược đó chưa lần nào được chải trên mái tóc của bé Thu nhưng đã phần nào gỡ rối những mối tơ long, vơi đi nỗi dày vò ân hận và nuôi dưỡng khát vọng đoàn viên. Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó. Chiếc lược ngà -biểu tượng cao quý của tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu.

*Trước khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba:

    - Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập mình, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và sợ hãi chạy đi. Cảnh gặp gỡ diễn ra trong phút chốc nhưng cũng khiến người đọc không cầm được nước mắt. 

     - Trong những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.

     - Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba.

    - Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng.

    - Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba.

    - Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại.

- Nhận xét: Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.

 Miêu tả thái độ, hành động bất thường của cô bé, tác giả đã tái hiện hoàn cảnh éo le trong chieeasn tranh; đồng thời khắc họa được hình ảnh một cô bé đầy cá tính.
*Khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba:

- Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, con bé lăn lộn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn.

- Không còn ngang ngạnh, cau có, cố chấp mà thay vào đó là khuôn mặt “sầm lại buồn rầu” và “ nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

- Khi cô bé bắt gặp cái nhìn trìu mến và và buồn rầu cảu ba thì “ đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”.

    + Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi.

    + “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông

    + Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi: “ Ba! Không cho ba đi nữ! Ba ở nhà với con!” Đây là một ước mơ rất thực. Em không muốn rời xa ba của mình khi đã nhận ra ba, em khao khát được bù đắp những thiếu thốn tình cảm mà chiến tranh đã cắt lìa.

      + Khi buộc phải chia tay, Thu ao ước được ba mua cho cây lược ngà, cho thấy cô muốn có vật kỉ niệm của ba để được thấy ba luôn bên mình.

- Nhận xét: Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ. Miêu tả những biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu thương ba của cô bé. Qua đó, ta thấy Thu bướng bỉnh, cá tính nhưng cũng rất giàu tình cảm.

`color{blue}{\text{#Hungsadboy}}`

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK