Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách...
Câu hỏi :

hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách hiện nay AI GIÚP MIK VỚI Ạ!! MIK ĐNG CẦN GẤP Ạ!!!

Lời giải 1 :

Đáp án:

Tổng thống Barack Obama từng nói: "Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn". Quả thật, việc đọc và hình thành văn hóa đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tất thảy những tinh túy, những kiến thức quý báu, vô giá đều đã được đúc kết trong chính những trang sách. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng buồn trong cuộc sống hiện nay chính là tình trạng học sinh ít đọc sách và thờ ơ với sách. Sách là nơi lưu giữ kho tri thức của nhân loại, tất cả mọi hiểu biết của loài người đều được ghi lại trong sách. Đọc sách là cách tiếp thu nhanh nhất và ngắn nhất mọi thành tựu tri thức của nhân loại. Khi xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ cũng thay đổi rất nhiều. Thời xưa ta thường hay nghe câu “Sách gối đầu giường”, nhưng thời nay “gối đầu giường” của đại đa số bạn trẻ, học sinh, sinh viên lại là điện thoại, máy tính, ipad. Mọi hoạt động của con người vận hành đều gắn liền với những thiết bị điện tử. Chúng ta có thể tiếp cận và tìm tòi thông tin mà không cần phải giở từng trang sách. Theo một khảo sát của báo Nhân Dân gần đây, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Quả là một thực trạng đáng buồn là phần lớn học sinh hiện nay chỉ thích những hình thức giải trí khác đặc biệt là game online, trò chơi điện tử, hay đi cà phê tán gẫu, tụ tập hàng quán mà ít khi đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn hay nâng cao kiến thức. Cũng có nhiều bạn học sinh học và đọc sách với tình trạng chống chế, đối phó với gia đình, thầy cô hoặc cho qua kì thi của mình chứ không say mê với việc học và nghiên cứu kiến thức từ sách vở. Và điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là vốn kiến thức và tư duy hiểu biết của thế hệ tương lai của đất nước giảm sút, rất dễ sa vào những con đường tối tăm. Kéo theo đó là tương lai của đất nước sẽ không phát triển bền vững, tốt đẹp được, đời sống con người cũng không có sự cải thiện, và liệu rằng lịch sử về “giặc dốt” có lặp lại ngay trong thời đại 4.0? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đầu tiên phải kể đến chính là ý thức của mỗi cá nhân chưa cao, họ chưa thật sự lo lắng về tương lai. Nguyên nhân nữa là do công nghệ hiện đại được ra đời và đang có chiều hướng phát triển sâu rộng như máy tính, điện thoại, tivi, những máy móc có độ xử lý và tính năng giải trí cao làm cho học sinh thích thú và bị hấp dẫn. Và khi có trong tay một chiếc điện thoại hay máy tính với nguồn internet bất tận ấy, họ sẽ ỷ lại về việc: tại sao mình phải đọc sách trong khi đã có internet nhỉ? Để khắc phục hiện tượng này, trước hết mỗi người cần tự rèn luyện cho bản thân mình thói quen đọc sách, tích cực tìm hiểu những thông tin trong sách vở để hoàn thiện mình. Văn hóa đọc có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ nâng cao nhận thức mà còn hình thành nhân cách con người. Ta có thể nói đến về Darwin, một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Vì vậy, ngay từ khi ở bậc tiểu học, cha mẹ và thầy cô giáo hãy khuyến khích, hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. Điều đó sẽ giúp hình thành thói quen đọc sách và có thể khuyến khích giới trẻ đến với sách nhiều hơn. Hoặc chúng ta có thể tận dụng sự phát triển của Internet để củng cố văn hóa đọc theo nhiều hình thức: đọc online, nghe podcast,... “Một cuốn sách là một giấc mơ mà bạn cầm trong tay”. Hãy sống và định hướng bản thân đến những điều tích cực, tốt đẹp nhất và rèn luyện cho bản thân thói quen đọc sách để trở thành một công dân tốt góp phần cho xã hội phát triển văn minh hơn.

Giải thích các bước giải:

 

Lời giải 2 :

đọc sách là hoạt động tiếp nhận, trau dồi, học hỏi thêm kiến thức trên mọi nền tảng khác nhau. sách có vai trò quan trọng đối với mõi người, đặc biệt là học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước. sách ghi chép, cô đúc kiến thức các ngành loài người dày công tích lũy, khi đọc sách ta đc thừa hưởng những tri thức, kinh nghirmj quý báu. đọc sách ta có đc tri thức nhanh chóng mà tiết kiệm t/g. từ những số phận, cuộc đời, câu chuyện về những người thành đạt trên trang sách sẽ cho ta ước mơ, động lực phấn đấu. khi ta đọc sách, ta sẽ có những khoảnh khắc thư giãn, phút giây nhìn lại mình để sống chậm lại và cảm nhận mọi thứ một cách sau lắng. ông cha ta từ xưa đã rất đề cao việc đọc sách "một kho vàng ko bằng một nang sách". quả đúng như vậy, sách ko chỉ là một kho kiến thức vô hạn mà còn là một kho của cải đúc kết kinh nghiệm sâu sắc. HCM chính là một tấm gương về việc ham đọc sách, chỉ cần có thời gian là Người tìm đến những cuốn sách để mở mang kiến thức, tìm hiểu thế giới. những năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài dù phải làm việc vất vả để kiếm sống nhưng Bác luôn dành thời gian cho đọc sách và tự học ( hay ngược về quá khứ, ta sẽ bắt gặp đâu đó tấm gương trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. nhà nghèo, phải đi kiếm củi nhg rất chăm chỉ đọc sách, có được sách là như bắt được vàng. nhà khó, không đủ dầu thắp đốt thì cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng mà làm đèn. dù ko đc đào tạo quá bài bản song ông vẫn vượt qua hàng nghìn sĩ tử và đỗ Trạng nguyên khi chưa đầu 20 tuổi. thật đúng như Victor Hugo từng nhận xét: "chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời") thế nhưng ngày nay, cái thời mỗi người có cuốn sách "gối đầu giường" lại đang bị mai một mà thay vào đó là công nghệ thông tin phát triển mạnh. xu hướng toàn cầu hóa đg diễn ra ồ ạt khiến cho mọi người đặc biệt là học sinh ko còn thích đọc sách nữa. liệu họ có còn nhớ lần cuối họ đọc sách là khi nào? một ngày họ dành bao nhiêu t/g để đọc sách? 30 phút? 10 phút? 5 phút? hay là o phút? hiện nay có đến 26% học sinh chẳng bao giờ đọc scahs, 44% là thi thoảng mới đọc và chỉ có 33% là chịu đọc. nó dẫn đến một thực tế báo động đó là việc "lười đọc sách". ngoài những cuốn sách bắt buộc trg các chương  trình học như: SGK, sách tham khảo... học sinh thường bị cuốn vào vòng xoáy của các loại truyện tranh, tiểu thuyết, ngôn tình có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít chú tâm vào các loại sách khác như: sách khoa học, kĩ nang... sự xuất hiện và phát triển của công nghệ thông tin với độ tuổi ham chơi, thích những thứ sinh động đang dần thay thế cho văn hóa đọc của học sinh. các bạn chạy theo lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ mang tính giải trí cao hơn là những cuốn sách dày cộm mang tính tư duy. khi không đọc sách, các bạn sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm những điều vô bổ, sai lệch tư tưởng, đi ngược lại với những giá trị tốt đẹp của xã hội, thay vào đó các bạn sẽ có những phát ngôn bừa bãi, thiếu lịch sự, thiếu suy nghĩ, học tập và đua đòi theo các "idol": Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng... học sinh bị sa đà vào TG ảo, dần trở thành "nô lệ" của MXH và nói ''không" với việc đọc sách. đọc sách là vô cùng hữu ích, vậy tại sao các bạn ko chịu đọc, dù chỉ là dành ra 30phut?  sao các bạn học sinh ko tích cực rèn luyện cho mình phương pháp đọc sách hiệu quả, khoa học mà chỉ mê mẩn với những trò chơi điện tử vô bổ? theo tôi, các bạn cần nhận thức đc vai trò của đọc sách. các cơ quan,nhà trường cần tuyên truyền về việc đọc sách cũng như hướng học sinh tới những giá trị chân-thiện-mĩ mà sách mang lại. chúng ta cần yêu quý, trân trọng,nâng niu từng trang sách. hãy đọc sách mỗi ngày để thay đổi bản thân bạn nhé!

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK