Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Cứu em vs, em cảm ơn ạ ️ 3, Từ "Quê hương" trong câu thơ "Quê hương là con diều...
Câu hỏi :

Cứu em vs, em cảm ơn ạ ️ 3, Từ "Quê hương" trong câu thơ "Quê hương là con diều biếc" được hiểu là gì ạ? 4, Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người. Em hãy chép lại những câu thơ có hình ảnh so sánh như vậy và nêu tác dụng của nó 5, Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ

image

Cứu em vs, em cảm ơn ạ ️ 3, Từ "Quê hương" trong câu thơ "Quê hương là con diều biếc" được hiểu là gì ạ? 4, Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân có những hình

Lời giải 1 :

3. Từ "Quê hương" trong câu thơ "Quê hương là con diều biếc" được hiểu như là tuổi thơ trong trắng, đẹp đẽ của một thời thiếu niên

4.

Những câu thơ có hình ảnh so sánh:

+ "Quê hương là chùm khế ngọt" (Quê hương so sánh với chùm khế ngọt)

+ "Quê hương là đường đi học" (Quê hương so sánh với đường đi học)

+ "Quê hương là con diều biếc" (Quê hương so sánh với con diều biếc)

+ "Quê hương là con đò nhỏ" (Quê hương so sánh với con đò nhỏ)

+ "Quê hương là cầu tre nhỏ" (Quê hương so sánh với cầu tre nhỏ)

+ "Là hương hoa đồng cỏ nội" (Quê hương so sánh với hương hoa đồng cỏ nội)

+ "Quê hương là đêm trăng tỏ (Quê hương so sánh với đêm trăng tỏ)

+ "Quê hương là bàn tay mẹ" (Quê hương so sánh với bàn tay mẹ)

+ "Quê hương là vàng hoa bí" (Quê hương so sánh với vàng hoa bí)

+ "Là hoa tím giậu mồng tơi" (Quê hương so sánh với hoa tím giậu mồng tơi)

+ "Là đỏ đôi bờ dâm bụt" (Quê hương so sánh với màu đỏ của dâm bụt)

+ "Màu hoa sen trắng tinh khôi" (Quê hương so sánh với màu hoa sen trong trắng)

+ "Quê hương là dòng sữa mẹ" (Quê hương so sánh với sự ngọt ngào của dòng sữa mẹ)

+ "Như là chỉ một mẹ thôi" (Quê hương so sánh với người mẹ)

Tác dụng: Nhằm tăng thêm sức gợi hình gợi cảm, "Quê hương" được so sánh với vô cùng nhiều hình ảnh giản dị, thêm tô đậm sắc màu của quê hương, quan trọng hơn đối với bất kì ai.

Câu 5:

Trong bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân, em vô cùng đặc biệt yêu thích khổ thơ cuối cùng:

"Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người"

Ở hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh vô cùng độc đáo, dẫn dắt xúc cảm vào lòng người đọc khi so sánh hình ảnh "quê hương" quan trọng như cả "người mẹ". Tiếp theo, đến hai câu thơ cuối cùng, tác giả đã khép lại trang thơ với đầy cảm xúc xúc động như muốn gửi tới lòng người đọc và nhất là lòng của những người con, nếu không nhớ đến quê hương như là không nhớ, bất hiếu với mẹ thì không thể trưởng thành trở thành một người thành công, thành đạt. Với thể thơ sáu chữ với giọng đọc nhẹ nhàng đã giúp khổ thơ trên mang theo nhiều nỗi niềm tới trái tim người đọc. Tác giả chỉ cần tới một biện pháp tu từ so sánh những đã giúp cho nội dung và nghệ thuật của cả bài thơ trở nên linh động linh hoạt, mang nhiều xúc cảm, nỗi niềm khác nhau khó tả trong lòng người đọc.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK