Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Nước như ai nâu Chết cả cá cờ Câu 8. Vì sao tác giả lại gọi hạt gạo là hạt...
Câu hỏi :

bài hạt gạo làng ta.giúp mình cần gấp

image

Nước như ai nâu Chết cả cá cờ Câu 8. Vì sao tác giả lại gọi hạt gạo là hạt vàng? (So Sánh ? Câu 9. Nếu bạn của em tỏ thái độ coi thường những người làm ngh

Lời giải 1 :

Câu 8: 

Tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng để tạo ra giá trị quan trọng của hạt gạo trong cuộc sống làng quê. Từ "hạt vàng" ám chỉ đến sự quý giá và hạt gạo cũng vậy. Để ra một hạt gạo, các người nông dân phải đổ biết bao công sức mới ra được nó. Vì vậy chúng ta không được lãng phí những "hạt vàng" đó.

Câu 9:

Em sẽ nói với bạn rằng nghề nông là một nghề vô cùng quan trọng và nên trân trọng họ. Những người nông dân đã góp phần không nhỏ vào việc cung cấp thực phẩm cho chúng ta. Họ là những người lao động chăm chỉ, đảm bảo cho chúng ta có thực phẩm. Nếu không có họ thì có lẽ chúng ta cũng không thể sống được vì đói. Ta nên tôn trọng và trân trọng những công lao mà họ làm ra.

II Viết:

                                                   Bài làm 

"Dế Mèn phiêu lưu kí" có lẽ đã là cái tên của một tác phẩm văn học không còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Nhà văn Tô Hoài đã mang đến cho chúng ta hình ảnh một chú dế mèn khỏe mạnh, nhưng lại coi thường người khác. Đây là một câu chuyện hấp dẫn và ly kì về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn mà ai cũng nên đọc một lần. 

  Khi bước vào những trang đầu tiên tác giả đã khắc họa về thân hình chú dế này. Dế Mèn là một chàng trai khỏe mạnh và lối sống của nó rất khoa học:"Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi cóng lớn lắm", " chẳng bao lâu tôi đã trở thành một thanh niên cường tráng". Sau đó dần dần chi tiết hơn về chú dế ấy. Một đôi càng "mẫm bóng" cùng với những móng vuốt ở chân, ở khoeo nó cứng dần và nhọn. Người của Dế Mèn lại rất ưa nhìn. Rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất được ưa nhìn. Hai cái răng thì đen nhánh và khi nào cũng nhai như hai lưỡi máy làm việc. Chúng ta có thể thấy chứ dế của chúng ta hiện lên vẻ ngoài rất cường tráng.

  Tính cách của Dế Mèn từ nhỏ đã sống tự lập, vì vậy nên nó hay đi chu du khắp nơi. Khi đi đến đâu nó cũng làm các con vật nhỏ bé khiếp sợ. Hàng xóm của Dế Mèn là Dế Choắt, là một chú dế gầy gò, ốm yếu vậy Dế Mèn tỏ ra coi thường bạn của mình. Khi Dế Choắt nhờ giúp đỡ thì nó cũng gạt sang một bên. Chính vì tính hóng hách đó mà nó đã phải nhận một bài học "Đường đời đầu tiên". Dế Mèn đã nảy ra ý trêu chọc chị Cốc. Hắn rủ Dế Choắt nhưng nó không dám mà còn ra sức can ngăn, chỉ tiếc là không thể ngăn được sự ngông cồng của Dế Mèn. Sau khi trêu được chị Cốc nó đã chui tọt vào hàng của mình trốn nhưng nó không ngờ được người đã bị tóm là Dế Choắt. Dế Choắt đã gánh chụi mọi hậu quả của trò đùa tai hại của nó.

  Dế Mèn khi đến chỉ thấy Choắt còn nằm thoi thóp. Nó hối hận khi đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Tuy vậy trước khi Choắt chết nó vẫn không giận Dế Mèn mà còn khuyên nó: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy".Sau khi chôn cất Dế Choắt nó suy nghĩ nghiêm túc về cách sống và tự hứa sẽ sống chan hòa với mọi người.

   Bằng nghệ thuật và bút pháp tài tính của Tô Hoài đã cho chúng ta thấy được sự chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó nhà văn còn cho chúng ta một bài học sâu sắc. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK