Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 giúp em bài này với bài đọc là bài Người lính dũng cảm Trả lời cho mình bài 3 bài...
Câu hỏi :

giúp em bài này với bài đọc là bài Người lính dũng cảm

Trả lời cho mình bài 3 bài 4 và bài 5 nha

image

giúp em bài này với bài đọc là bài Người lính dũng cảm Trả lời cho mình bài 3 bài 4 và bài 5 nha C. Vì chú nghĩ chui qua sẽ không bị ai phát hiện.

Lời giải 1 :

` # Chớp# ` 

Câu `3` : Khi phát hiện hàng rào bị đổ, thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?

`-> C . ` Thầy mong bạn nào mắc lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi và sẵn sàng sửa lỗi.

`=>` Qua chi tiết : " Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa. " 

Câu `4` :  Vì sao tác giả gọi "chú lính nhỏ" là "người chỉ huy dũng cảm"?

`->` Vì chú lính đã chủ động và nhận lỗi của mình. chú lính đã ra vườn trường đẻ sửa lại luống hoa mười giờ. chú lính dũng cảm đã biết sửa sai và nhận lỗi của mình

Câu `5` : Em học được điều gì từ câu chuyện trên? (Điều nên làm, không nên làm, ...)

`-` Nếu chúng ta làm sai thì phải dũng cảm và tự giác,  biết mình sai chỗ nào để nhận lỗi và sửa sai lỗi của mình. Không nên thụ động và không nhận với hành động mình đã gây nên.

Lời giải 2 :

Bài đọc:

Người lính dũng cảm

Bắn thêm một loạt đạn vẫn không diệt được máy bay địch, viên tướng hạ lệnh :
– Vượt rào, bắt sống nó !
Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Cậu lính bé nhất nhìn thủ lĩnh, ngập ngừng :
– Chui vào à ?
Nghe tiếng “chui”, viên tướng thấy chối tai:
– Chỉ những thằng hèn mới chui.

Cả tốp leo lên hàng rào, trừ chú lính nhỏ. Chú nhìn cái lỗ hổng dưới chân hàng rào rồi quyết định chui qua đó. Nhưng chú mới chui được nửa người thì hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ. Còn hàng rào thì đè lên chú lính.
Chiếc máy bay (là một chú chuồn chuồn ngô) giật mình cất cánh. Quân tướng hoảng sợ lao ra khỏi vườn.

Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi :
– Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường?
Thầy nhìn một lượt những khuôn mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi. Chú lính nhỏ run lên. Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi im.
Thầy giáo lắc đầu buồn bã :
– Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.

Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa, nói khẽ :
“Ra vườn đi !”
Viên tướng khoát tay :
– Về thôi !
– Nhưng như vậy là hèn.
Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.
Những người lính và viên tướng sững lại nhìn chú lính nhỏ. Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

Trả lời:

Câu 3: C. Thầy mong bạn nào mắc lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi và sẵn sàng sửa lỗi

Giải thích: Trong bài đọc có hai câu văn là (được in đậm trong bài đọc)

(1): Thầy nhìn một lượt những khuôn mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi

(2): Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.

Câu 4:

"Chú lính nhỏ" trong bài văn được tác giả gọi là "người chỉ huy dũng cảm" vì cậu là người rất dũng cảm khi là người mắc lỗi và tự chủ động sẵn sàng sửa lỗi, đồng thời còn yêu cầu các viên tướng khác đến để sửa lại lỗi lầm như một người chỉ huy.

Câu 5:

Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học:

- Điều nên làm: Khi mình làm sai thì hãy tự nhận lỗi lầm và tự sửa chữa lỗi lầm của mình đó

- Điều không nên: Không nên trốn tránh lỗi lầm mình đã gây ra

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK