Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc đoạn dữ liệu sau và trả lời câu hỏi Gạo và thóc Một người nào đó để một nắm...
Câu hỏi :

Đọc đoạn dữ liệu sau và trả lời câu hỏi Gạo và thóc Một người nào đó để một nắm gạo gần một nắm thóc. Có một hạt gạo trắng, mập mạp, phách lối nhảy qua giữa nắm thóc. Hắn nhỏng cổ lên nhìn khắp lượt các hạt lúa rồi lên giọng chê bai: - Ô! Các bạn xấu xí quá chẳng được như tôi, vừa trắng, vừa mập, mới xinh làm sao! Một hạt thóc gần đó lên tiếng: - Này hạt gạo, bạn mới thoát được cái vỏ của chúng tôi, sao vội quên mà huênh hoang đến vậy. 1.Theo em đoạn ngữ liệu trên là truyện cổ tích hay truyện đồng thoại?Nêu đặc điểm của thể loại truyện đó? 2. Tìm một từ đơn từ phức có trong đoạn ngữ liệu.Đặt câu 3. Theo em hiểu từ đâu mà có và tính xấu của hạt gạo là gì? 4. Trong đại ngữ liệu trên em thích nhất là chi tiết nào và giải thích vì sao? 5. Ghi lại một biện pháp nhân hóa.Nêu tác dụng

Lời giải 1 :

$\text{Đáp án+giải thích:}$

$\text{1.- Đoạn ngữ liệu trên là truyện đồng thoại.}$

$\text{- Đặc điểm của truyện đồng thoại:}$

$\text{+ Nhân vật trong truyện đồng thoại là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa lên, các nhân vật}$

$\text{này có đặc điểm giống con người.}$

$\text{+ Người kể chuyện là do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể thường là ngôi thứ}$ $\text{ba, không tham gia vào câu chuyện nhưng có thể biết hết mọi chuyện.}$

$\text{+ Cốt truyện được xây dựng từ các sự kiện chính, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.}$

$\text{+ Cốt truyện được sắp xếp theo trật tự thời gian.}$

$\text{+ Truyện đồng thoại thường sử dụng lời nhân vật để truyền tải thông điệp, ý nghĩa.}$

$\text{2. - Một từ phức trong đoạn ngữ liệu trên là: huênh hoang.}$

$\text{- Đặt câu: Sau khi chiến thắng, tôi trở nên huênh hoang.}$

$\text{3. - Tính xấu của hạt gạo được thể hiện qua việc nó tự cao tự đại và coi thường những hạt}$

$\text{thóc xung quanh. Hạt gạo quên rằng nó từng là những hạt thóc chưa được tách vỏ.}$

$\text{4. - Em thích chi tiết là phần mà một hạt lên tiếng và nhắc nhở hạt gạo khi nó cũng chưa}$

$\text{được tách vỏ. Điều này cho thấy chúng ta không nên coi thường người khác và không nên}$

$\text{quên nguồn gốc của mình.}$

$\text{5. - Biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn là việc hạt thóc và hạt gạo có thể nói chuyện}$ 

$\text{như con người.}$

$\text{- Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và hiểu rõ hơn về thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt. Tạo ra sự sống, gần gũi và sinh động hơn.}$

$\text{Chúc bạn học tốt}$

$\text{Thi2011}$

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK