Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Phân tích bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến Làm nhanh + đúng + ko chép...
Câu hỏi :

Phân tích bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến Làm nhanh + đúng + ko chép mạng = 1 chill 500 Tại đang cần gấp ạ

Lời giải 1 :

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 

1. Tác giả

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)

- Quê quán: Bình Lục – Hà Nam

- Là người thông minh, học giỏi, đỗ đầu ba kỳ thi” Hương, Hội, Đình. →Tam Nguyên Yên Đổ

-> Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc.

2. Tác phẩm

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Cách ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3 riêng câu thứ 8: 4/1/2

- Gieo vần: vần chân (cuối câu 1,2,4,6,8)

- Nhan đề: Bạn đến chơi nhà

- Đối: câu 3 và 4, 5 và 6 đối với nhau

- Niêm: Câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau (Tiếng thứ 2 giống nhau về luật B hoặc T)

- Cảm xúc chủ đạo: Ca ngợi tình bạn thiết tha chân thành

II. Thân bài

1. Đặc trưng của thể loại thơ trào phúng trong bài thơ:

- Bố cục, mạch cảm xúc:

+ Câu thơ đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

→Niềm vui hồ hơi khi bạn đến chơi

+6 câu tiếp: Hoàn cảnh tiếp đãi bạn

→ Tiếng cười hóm hỉnh, đùa vui trước hoàn cảnh eo le

+ Câu cuối: Quan niệm về tình bạn

→ Trân trọng, tình cảm sâu sắc của mình dành cho bạn

→Tạo ra một kết cấu độc đáo, 1/6/1 phá bỏ ràng buộc về bố cục 2/2/2/2 của thể thơ

- Các hình ảnh, từ ngữ, đặc sắc:

- Cách xưng hô: bác : thể hiện sự thân mật, gần gũi, tôn trọng.

- Liệt kê các từ ngữ, hình ảnh: trẻ đi vắng, chợ xa, ao sâu nước cả, vườn ruộng, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu rụng rốn, mướp đương hoa, trầu không có.

- Thủ pháp trào phúng: Phóng đại, lối nói hóm hỉnh

- Tiếng cười trào phúng: tự trào (cười mình) một cách hóm hỉnh đùa vui.

→ Tuy không có gì tiếp đãi bạn nhưng tác giả có một tình cảm chân thành, thân thiết.

2. Tình cảm chân thành, thiết tha của tác giả dành cho bạn

2.1 câu đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi nhà

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

- Thời gian: đã bấy lâu nay →Thời gian rất lâu không gặp

- Cách xưng hô: Bác → thân mật, gần gũi, tôn trọng

-> Câu thơ bộc lộ sự hồ hởi, vui mừng khi bạn đến chơi nhà.

2.2 Sáu câu thơ tiếp : Hoàn cảnh tiếp đãi bạn

- Trẻ - đi vắng -> không có người sai bảo

- Chợ - xa -> không dễ mua thức ăn ngon đãi bạn

- Thịt cá:

  + Cá: ao sâu, nước cả

  + Gà: vườn rộng, rào thưa

=> Không bắt được

- Rau quả:

  + Cải: chửa ra cây

  + Cà: mới nụ

  + Bầu: vừa rụng rốn

  + Mướp: đương hoa

=> Không dùng được

- Lễ nghi tiếp khách: trầu không có (nói quá)

-> Liệt kê theo giá trị giảm dần, có cũng như không, ngôn ngữ giản dị, tiếng cười tự trào hóm hỉnh.

=> Tình bạn chân thành, cao đẹp vượt trên cả vật chất và mọi lễ nghi thông thường.

2.3 câu thơ cuối: Quan niệm về tình bạn

- Ta 1: Chủ nhà (tác giả)

- Ta 2: Khách (bạn)

- Ta với ta: tuy 2 mà một

-> Đại từ

=> Tình bạn đậm đà, thắm thiết, giản dị vượt lê vật chất tầm thường

* Mở rộng:

Ta: Chủ nhà (tác giả)

Ta: khách ( bạn )

- "ta với ta” là cụm từ biểu cảm. Đại từ “ta” vừa là ngôi thứ nhất số ít, vừa là ngôi thứ nhất số nhiều. “ta” là tác giả, “ta” cũng là bạn, “ta” cũng là chúng ta. “ta” ở đây tuy hai mà một, không còn sự xa cách. Đó là quan hệ gắn bó, hoà hợp của tình bạn trong sáng, bền chặt và sâu sắc

- Bình: “Bác đến chơi đây ta với ta”

Là 1 câu kết hay, hội tụ linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là 1 tấm lòng đến với 1 tấm lòng, kẻ tri âm đến với người tri kỷ. Vậy thì tất cả yếu tố lễ nghi kia đều là những thứ vô nghĩa. Chủ và khách có chung 1 tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng “ta với ta” gợi cảm xúc vui mừng, thân mật. Bạn bè xa cách, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là đáng quý. Sự gần gũi, tâm đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm 1.

3. Đánh giá

a. Nghệ thuật

- Sử dụng phá cách thể thơ Thất ngôn bát cú với lời thơ mộc mạc, giản dị, gần gũi.

- Sử dụng linh hoạt thủ pháp nghệ thuật trào phúng.

b. Nội dung

Qua tiếng cười tự trào, hóm hỉnh đùa vui tác giả đã bày tỏ sự trân trọng, yêu quý sâu sắc của mình dành cho bạn

III. Kết bài

- Khái quát lại

- Liên hệ mở rộng về tình bạn trong đời sống thường ngày.

- Đưa giá nhận xét, cảm nhận chung 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK