Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Trong văn bản : Làng của Kim Lâm có đoạn . Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy...
Câu hỏi :

Trong văn bản : Làng của Kim Lâm có đoạn .

Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ?(20) Ai người ta hơi đầu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao ? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa ?...

phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa ?...

Câu 1: Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? "Cái cơ sự này trong đoạn trích là điều

Câu 2. Việc sử dụng liên kết các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?

Câu 3.Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt lên là làng tác phẩm của mình là "Làng" chứ không phải là "Làng chợ Dầu"

Câu 4. Trong chương trình ngữ văn THCS cũng có 1 tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ ngoại hình. đó là tác phẩm nào ? tác giả là ai ?

Lời giải 1 :

$\text{Câu 1:}$

- Tâm trạng của nhân vật được nói đến là ông Hai 

- "Cái cơ sự này" là việc làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian

--

$\text{Câu 2:}$ 

Tác dụng: Tạo nên tình huống độc thoại nội tâm, giúp khắc họa rõ nét, chân thực tâm trạng bàng hoàng, hoang mang, lo sợ, tủi hổ của ông Hai khi nghe làng mình theo Tây.

---

$\text{Câu 3:}$ 

Vì:

- Nếu đặt tên là "Làng Chợ Dầu" thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con người ở một làng quê cụ thể

⇒ Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp

- "Làng" là một tiếng gọi gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kì ai

⇒ Ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao, làm nổi bật giá trị của thiên truyện ngắn

⇒ Nói lên rằng tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ đối với mỗi mình ông Hai mà còn của cả dân tộc Việt Nam thời bấy giờ.

--

$\text{Câu 4:}$ 

Tác phẩm: Lão Hạc (Nam Cao)

---

$\textit{#L}$

Lời giải 2 :

Câu 1:

Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích là của nhân vật ông Hai

''Cái cơ sự này '' là sự việc làng Dầu theo giặc

Câu 2:

Việc sử dụng câu nghi vấn có tác dụng nhấn mạnh vào tâm trạng hoang mang , hoài nghi của nhân vật ông Hai . Đồng thời đó cũng là sự thất vọng , tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc . Bởi trước đó ông đã rất tin , tự hào về tinh thần chống giặc , yêu nước của làng mình

Câu 3:

Vì ông Hai chỉ là một nhân vật đại diện cho những người nông dân và làng Chợ Dầu cũng vậy chỉ đại diện cho một trong số rất nhiều ngôi làng Việt Nam mà thôi . Qua đó , nhà văn muốn khẳng đinh , tất cả những người nông dân đều giống như ông Hai vậy đều yêu làng , yêu nước và mọi ngôi làng trên đất nước Việt Nam đều trung thành , ái quốc

Câu 4:

 Tác phẩm : Lão Hạc

Tác giả : Nam Cao

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK