Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Nguyên nhân gây ra bong gân, trật khớp đối tượng thường bị và biện pháp câu hỏi 6545774
Câu hỏi :

Nguyên nhân gây ra bong gân, trật khớp đối tượng thường bị và biện pháp

Lời giải 1 :

-Nguyên nhân gây ra bong gân:

  • Vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá có nguy cơ bị bong gân bàn chân, cổ chân, gối khi có xu hướng phải nhảy lên khi thi đấu.
  • Vận động viên thể hình, tennis, gôn có nguy cơ bị bong gân cổ tay, bàn ngón tay, khuỷu, khớp vai.
  • Các môn thể thao đối kháng, dễ va chạm có nguy cơ bong gân ở bất cứ vị trí nào.
  • Các môn đòi hỏi sức bền như chạy, đi bộ có nguy cơ bong gân ở bàn chân, cổ chân, khớp gối, thậm chí cả khớp háng.
  • Một số môn thể thao trong nhà cũng làm tăng nguy cơ chấn thương bong gân.
  • Sử dụng giày, dép không phù hợp khi thi đấu thể  thao.
  • Không khởi động kĩ hoặc vận động quá mạnh trước khi chơi thể thao
  • Những người đã từng bị bong gân có nguy cơ dễ bị chấn thương lại hơn là những người chưa bao giờ bị chấn thương bong gân.
  • Những người thừa cân, béo phì.
  • Bắt đầu tham gia một môn thể thao mới vào lần tập luyện, thi đấu đầu tiên.
  • Những người có bệnh lý về tập trung, cân bằng có nguy cơ chấn thương cao hơn.
  • Môi trường xung quanh không thuận lợi như ẩm ướt, trơn trượt khiến bạn có nguy cơ bị dễ chấn thương hơn khi chạy, di chuyển.-Nguyên nhân gây ra trật khớp: Trật khớp xảy ra khi khớp phải chịu một tác động lớn do té ngã hoặc va chạm mạnh trong lúc chơi thể thao, lao động hay đơn thuần chỉ là di chuyển hoặc thực hiện các sinh hoạt đời thường. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể bị trật khớp, trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao phải kể đến: Vận động viên. Người lớn tuổi.-Đối tượng bị bong gân và trật khớp: bất cứ ai cũng có thể bị-Biện pháp:
  • Tránh vấp ngã: Thường xuyên kiểm tra mặt sàn, ánh sáng trong không gian sống để loại bỏ nguy cơ vấp ngã, nhất là nhà tắm. Nếu mắt nhìn không rõ nên đi khám để cải thiện thị lực.

  • Mặc đồ và dụng cụ bảo hộ: Khi tham gia thể thao hoặc làm các công việc trên cao hay ở công trường, cần mặc đồ bảo hộ để giảm lực tác động khi có va chạm.

  • Tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông: Luôn cài dây an toàn, kiểm soát tốc độ và bảo dưỡng xe cộ định kỳ để phòng tránh tai nạn.

  • Khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục thể thao: Hãy dành thời gian cho cơ và khớp của bạn được làm nóng, căng giãn từ từ trước khi vận động mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động vừa phải mỗi ngày sẽ tốt hơn hoạt động mạnh chỉ một hoặc hai lần một tuần. Điều này giúp cơ bắp của bạn mềm mại và linh hoạt, do đó chúng có thể nhanh chóng phục hồi và tăng cường theo thời gian. Giả sử bạn không thể tập thể dục đủ 30 phút mỗi ngày, hãy chia nhỏ thành ba khoảng thời gian 10 phút tập thể dục. Ngay cả khi đi bộ nhanh ngay sau bữa trưa ở cơ quan cũng có ích với sức khỏe của bạn.
  • Hãy chú ý tới thời tiết, địa hình, quãng đường chạy bộ hay chơi thể thao của bạn. Trời mưa, đường trơn trượt, gồ ghề sẽ khiến bạn tăng nguy cơ trượt ngã.
  • Nghỉ giải lao phù hợp: Hãy lắng nghe cơ thể để biết ngưỡng tập luyện phù hợp. Nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian tập luyện kéo dài để cơ, khớp của bạn có thời gian hồi phục, tránh căng cơ kéo dài.
  • Hãy đầu tư thiết bị, dụng cụ thể thao như giày chạy, quần áo phù hợp. Giày chạy sai kích cỡ, kém chất lượng sẽ không cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cần thiết và gia tăng nguy cơ chấn thương.
  • Thực hiện an toàn trong lao động và trong sinh hoạt, tránh nguy cơ ngã khi phải thực hiện các công việc cần có sự thăng bằng trên các độ cao.
  • Tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể: 
    • Hệ thống thăng bằng của cơ thể được xây dựng dựa trên 3 trụ cột: hoạt động thị giác, thụ thể thần kinh cảm giác sâu, cảm giác tư thế ở khắp mọi nơi trên cơ thể và hệ thống tiền đình. Hãy đảm bảo bạn không có bệnh lý nghiêm trọng ở 3 hệ thống trên hoặc điều trị triệt để trước khi tham gia thể thao để tránh nguy cơ chấn thương nhất có thể. 
    • Chủ động cải thiện khả năng giữ thăng bằng của bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa chấn thương. Một cách để làm điều này là tập giữ thăng bằng bằng một chân khi đánh răng hoặc vận động thể dục nửa trên cơ thể. Các dây thần kinh ở bàn chân và mắt cá chân của bạn sẽ điều chỉnh và huấn luyện cơ khớp ở vùng thắt lưng và chi dưới để tăng cường khả năng kiểm soát chuyển động của bạn. 
  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh để xây dựng cơ bắp chắc khỏe, dẻo dai với đầy đủ các thành phần cần thiết như: carbohydrate, Protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải cần thiết.
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh thừa cân, béo phì. Hãy tưởng tượng bạn đang chạy với một trọng lượng cơ thể lớn, bất cứ khi nào bạn đổi hướng hoặc có va chạm nhẹ từ cổ chân, phần cơ thể nặng nề phía trên sẽ không kịp điều chỉnh và tiếp tục theo quán tính lao về phía trước. Từ đó, một chấn thương bong gân vùng cổ chân hay vùng gối là không thể tránh khỏi.

 

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK