Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 (1) Hiện tượng háo danh là gì? Bệnh thành tích là gì? .. .. (2) Biểu hiện cụ thể của...
Câu hỏi :

(1) Hiện tượng háo danh là gì? Bệnh thành tích là gì? .. .. (2) Biểu hiện cụ thể của háo danh, bệnh thành tích trong cuộc sống là gì? - Có những ví dụ nào tiêu biểu cho hiện tượng của háo danh, bệnh thành tích? .. .. .. .. (3) Hiện tượng của háo danh, bệnh thành tích có một liên quan với nhau như thế nào? Tìm nguyên nhân mà con người có thể mắc phải hiện tượng háo danh và bệnh thành tích? .. .. (4) Vì sao chúng ta cần phê phán hiện tượng háo danh, bệnh thành tích? .. .. (5) Biện pháp khắc phục hiện tượng háo danh, bệnh thành tích. - Liên hệ bản thân: Cần làm gì để tránh mắc phải hiện tượng háo danh và bệnh thành tích? .. ..

Lời giải 1 :

(1)

- Hiện tượng háo danh: là sự ham muốn một địa vị nào đó có ảnh hưởng đến cộng đồng.

- Thành tích là những kết quả tốt: "Bệnh" thành tích dùng để chỉ những người chạy theo kết quả tốt một cách bất chấp, không quan tâm đến các giá trị thực ở bên trong.

- Hiện tượng háo danh chính là nguyên nhân dẫn đến "bệnh" thành tích.

(2)

- Hiện tượng háo danh:

+ Từ thời phong kiến, hiện tượng háo danh đã được biểu hiện ở việc mua quan bán tước. Như Tú Xương đã viết trong "Năm mới chúc nhau": "Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang/ Đứa thì mua tước, đứa mua quan."

+ Ngày nay, có rất nhiều danh hiệu tự phong, tự đặt nh nư: "nữ hoàng giải trí", "ông vua thời trang", "ngôi sao âm nhạc",... nhưng tài năng, thực lực của họ vẫn chưa đủ để xứng đáng với những danh hiệu đó.

- Bệnh thành tích là một hiện tượng thường thấy trong các cơ quan nhà nước:

+ Các cá nhân, tập thể tạo ra những kết quả không có thực hoặc quá hào nhoáng nhằm được khen ngợi, trao thưởng.

+ Che giấu những sai phạm nghiêm trọng nhằm giữ vững thành tích giả.

+ Trong giáo dục, bệnh thành tích khiến cho học sinh gặp áp lực lớn, phải giữ vững thành tích cho nhà trường, dẫn đến hiện tượng "học giả, thi giả, bằng giả".

(3)

Mối liên hệ: Xét về hướng tích cực, con người mong muốn có được danh tiếng, ghi nhận thành tích để xứng đáng với những nỗ lực, công sức của bản thân. Nhưng nếu danh tiếng là phương tiện thay vì là mục tiêu, nó sẽ trở thành một thứ hàng hóa, từ đó làm lệch lạc giá trị đích thực. Cũng như vậy, thành tích được giúp con người nỗ lực, cố gắng hơn nhưng nếu trở thành “bệnh thành tích” sẽ thật nguy hiểm.

Nguyên nhân:

- Do thói ghen ăn tức ở, hơn thua nhau từng chút một trong những cuộc thi đua, giành giải thưởng.

- Tâm lí thích được tán dương, khen ngợi nhưng lại không đủ giỏi giang, không có năng lực để được khen.

- Do áp lực từ những cá nhân, tập thể khác. Trong một môi trường mà mọi người đều thi đua nhưng mình lại không có năng lực thì con người thường tự tạo dựng những điều dối trá để biến nó thành kết quả giả, mang đi thi đua.

(4)

- Con người dần trở nên giả tạo, ích kỉ, bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích cho bản thân.

- Khiến cho môi trường cạnh tranh không còn công bằng, lành mạnh nữa.

- Tạo tiền đề cho những vấn nạn tiêu cực khác như tham ô, tham nhũng, biển thủ,...

(5)

Khắc phục:

- Thắt chặt công tác kiểm tra, quản lí, xử lí nghiêm khi phát hiện có gian dối.

- Tuyên truyền, vận động các cá nhân không chạy theo bệnh thành tích, làm việc trách nhiệm, trung thực.

Liên hệ:

+ Cần quản lí chặt chẽ lộ trình, hướng phát triển, quan tâm vào thực chất chứ không phải kết quả.

+ Nâng cao năng lực của bản thân để tạo ra những điều thực sự có giá trị.

#tranhalinh676

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK