Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 THÀ CHẾT CÒN HƠN Xưa có anh keo kiệt,  ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư...
Câu hỏi :

THÀ CHẾT CÒN HƠN Xưa có anh keo kiệt,  ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu. Một hôm có người bạn rủ ra tỉnh chơi. Trước anh ta còn từ chối, sau người bạn nài mãi, anh ta mới vào buồng lấy ba quan[1] tiền giắt lưng rồi cùng đi. Đến tỉnh, anh trông thấy cái gì cũng muốn mua, nhưng sợ mất tiền rồi lại thôi. Trời nắng quá, muốn vào quán uống nước nhưng sợ phải thết[2]  bạn, không dám vào. Đến chiều trở về, khi qua đò đi đến giữa sông, anh keo kiệt khát nước quá , mới cúi xuống uống nước, chẳng may lộn cổ xuống sông. Anh bạn trên thuyền kêu: Ai cứu xin thưởng năm. Anh keo kiệt đương loay hoay giữa dòng, nghe tiếng, cố ngoi lên nói: Năm quan đắt quá! Anh bạn vội chữa lại: Ba quan vậy! Anh keo kiệt lại cố ngoi lên một lần nữa: - Ba quan vẫn đắt quá, thà chết còn hơn! 1. Truyện trên thuộc thể loại nào? 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? 3. Nhân vật chính của truyện mang nét tính cách gì? Nét tính cách ấy được thể hiện qua những chi tiết nào? 4. Xác định sự việc gây cười trong truyện. Ở đây tác giả đã sử dụng thủ pháp gây cười nào là chủ yếu? 5. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau : Xưa có anh keo kiệt, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu. 6. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong chi tiết Anh keo kiệt lại cố ngoi lên một lần nữa: Ba quan vẫn đắt quá, thà chết còn hơn! là gì? 7. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ? 8. Bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên là gì?

Lời giải 1 :

1, Truyện cười

2, tự sự

3, Nhân vật chính mang tính cách keo kiệt, bủn xỉn

Anh ta không dám ăn, không dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu, không dám mua gì, không dám vào quán uống nước, thà chết chứ không chịu nhờ người cứu lấy mạng sống của mình kể cả khi sắp chết đến nơi

4.

Sự việc gây cười: thà chết chứ không chịu nhờ người cứu lấy mạng sống của mình kể cả khi sắp chết đến nơ. Lúc mạng sống mình nguy hiểm mà anh ta vẫn còn chê đắt với rẻ

Thủ pháp: đặt nhân vật vào tình huống tận cùng nhưng vẫn thể hiện tính xấu của mình, từ đó châm biếm thông qua tiếng cười sâu cay

5,

Biện pháp liệt kê

Tác dụng: nhấn mạnh và đưa ra dẫn chứng minh họa cho tính keo kiệt, bủn xỉn cực độ của nhân vật

6

Nội dung hàm ẩn là anh ta thà chết chứ không muốn mất 1 đồng tiền nào hết.

7

Kiểu người keo kiệt, bủn xỉn

8,

Bài học ý nghĩa nhất đó chính là không được có tính keo kiệt, bủn xỉn quá mức mà cần học chi tiêu hợp lý. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK