Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Viết 1 đoạn văn 8-10 trình bày cảm nhận về khổ thơ thứ nhất bàiVề thăm mẹ: Con về thăm...
Câu hỏi :

Viết 1 đoạn văn 8-10 trình bày cảm nhận về khổ thơ thứ nhất bàiVề thăm mẹ:

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi.

GIÚP EM VỚI Ạ!EM ĐANG CẦN GẤP

LƯU Ý: KHÔNG CHÉP MẠNG Ạ!

Lời giải 1 :

`#kthy.`

    Khổ thơ thứ nhất của bài thơ '' Về thăm mẹ'' đã để lại cho em nhiều cảm xúc. Mở đầu là hình ảnh con về thăm mẹ trong ''chiều đông'' gợi cho em cảm giác lạnh lẽo, ảm đạm. ''Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà'' cho thấy sự vắng vẻ, quạnh quẽ của ngôi nhà ''mẹ không có nhà'' càng khiến cho người con cảm thấy hụt hẫng, trống trải. ''Mình con thơ thẩn vào ra'' thể hiện tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của người con khi ở một mình trong ngôi nhà vắng vẻ. ''Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi'' - Câu thơ cuối cùng như một sự bùng nổ của cảm xúc. Bầu trời đang yên bỗng oà mưa rơi như tô đậm thêm nỗi buồn của người con khi không gặp được mẹ. Đoạn đầu của bài thơ ''Về thăm mẹ'' chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu thương tha thiết của người con dành cho mẹ và nỗi buồn thương vô bờ bến khi không được thấy mẹ nữa. Bài thơ cũng là lời nhắc nhở mỗi người về sự quý giá của tình mẫu tử và cần trân trọng những khoảnh khắc bên mẹ khi còn có thể. Qua bài thơ, em sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ và ngoan ngoãn nghe lời mẹ để mẹ không phụ lòng.

Lời giải 2 :

Nhân vật “con” trong bài thơ đã xa quê hương lâu ngày. Khi trở về thăm mẹ, người con nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là căn bếp của mẹ cò chưa lên khói, đoán biết mẹ không có nhà. Lúc này, chỉ mình con thơ thẩn ra vào, ngoài trời lại đang đổ cơn mưa:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Những câu thơ tiếp theo, một loạt những hình ảnh quen thuộc được tác giả liệt kê:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Mỗi sự vật đều in bóng dáng của người mẹ. Căn nhà có mẹ được chăm sóc cẩn thận. Và mẹ đã hy sinh thật nhiều cho con, dành dụm những điều tốt đẹp nhất:

Hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào” cho thấy tâm trạng xúc động của đứa con, nhìn cảnh vật đó, người con thấy thương mẹ nhiều hơn. Dù chỉ là những chuyện đơn giản, thường ngày nhưng cũng để khiến con cảm thấy biết ơn, trân trọng mẹ nhiều hơn.

Bài thơ “Về thăm mẹ” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật chân thực, gần gũi về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng .

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK