Trang chủ Khác Lớp 11 Nêu những nét đặc sắc về bài hát " Cô gái mở đường" của nhạc sĩ Xuân Giao câu hỏi...
Câu hỏi :

Nêu những nét đặc sắc về bài hát " Cô gái mở đường" của nhạc sĩ Xuân Giao

Lời giải 1 :

    Tham khảo:

"Cô gái mở đường" được viết vào năm 1966 sau khi Xuân Giao đã trải qua một thời gian hành quân trên đường Trường Sơn. Ca khúc nằm trong phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" của nhiều địa phương tại Việt Nam khởi xướng. Nội dung của ca khúc dựa trên hình ảnh những cô gái Ngã ba Đồng Lộc nói riêng và những nữ thanh niên xung phong nói chung thực hiện nhiệm cho quân đội Việt Nam hành quân qua dãy Trường Sơn.

   "Cô gái mở đường" nói lên "phẩm chất anh hùng", "bình dị" của những nữ thanh niên xung phong người Việt Nam khi đang ở trên chiến trường ngày ngày đối mặt với cái chết nguy hiểm cận kề. "Cô gái mở đường" thường xuyên được biểu diễn trong những ngày lễ và chương trình sự kiện tưởng niệm những nữ thanh niên xung phong hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam như một sự "ca ngợi công lao" của họ. Theo đó, bài hát còn trở thành "tinh thần" của một giai đoạn, một vùng đất của Việt Nam.

Lời giải 2 :

Trong lần trò chuyện với chúng tôi, nhạc sỹ Nguyễn Văn Dung - người bạn sáng tác nhạc cùng thời với cố nhạc sỹ Xuân Giao chia sẻ câu chuyện về ca khúc “Cô gái mở đường”.

Bài hát được ra đời giữa sự khốc liệt của chiến tranh năm 1966, trên tuyến giao thông huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến từ Thanh Hóa trở vào Hà Tĩnh. Khi ấy, nhạc sỹ Xuân Giao cùng nhạc sỹ Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên và Hoàng Vân… có chuyến công tác trên tuyến đường giao thông ra tiền tuyến.

Bài hát được xuất phát từ sự “ngỡ ngàng” của nhạc sỹ Xuân Giao khi bất chợt nghe thấy ở đâu đó giữa màn đêm tối vút lên tiếng hát trong trẻo, yêu đời. Cũng vì thế mà câu hát mở đầu ca khúc cũng chính là bối cảnh tại tuyến đường cầu Hàm Rồng: “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang động cây rừng? Phải chăng em, cô gái mở đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”.

Và cứ như vậy, hình ảnh những “cô gái miền quê ra đi cứu nước” đã được nhạc sỹ Xuân Giao khắc họa chi tiết theo từng giai điệu của bài hát với vẻ đẹp dịu dàng mà “phi thường” của những “mái tóc xanh, xanh tuổi trăng tròn”.

Sự “phi thường” và công lao của những cô gái mở đường năm ấy càng được khắc họa rõ hơn với những hình ảnh mang hào khí tuổi trẻ sục sôi tình yêu quê hương lay động lòng người trong ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” của nhạc sỹ Ánh Dương.

Ca khúc được sáng tác giữa tiếng “bom gào, đạn dội” mùa hè năm 1967 khi nhạc sỹ Ánh Dương trên đường công tác về đã gặp những cô gái thanh niên xung phong (TNXP) Hà Tĩnh gan dạ, kiên cường bám đường suốt ngày đêm trên tuyến đường 15A bị bom đạn cày đi xới lại, sống chết kề trong gang tấc. Nhạc sỹ Ánh Dương chia sẻ, khi bom nổ trên đường xe chạy, các cô gái hối hả có mặt lấp hố bom cho xe thông suốt. Sự sống hay cái chết cũng đâu có là gì với những người con gái “chẳng tiếc máu xương”, quyết xả thân vì miền Nam thân yêu, vì sự toàn vẹn của Tổ quốc.

“Lững lờ đèn giặc dõi lửa soi để em đi thông đường” - câu hát ấy chưa thể nói hết lòng quả cảm của những cô gái TNXP. Bởi lẽ, giữa bao gian nguy như vậy nhưng sự tươi đẹp vẫn luôn hiện hữu kia mà, vẫn nghe thấy tiếng“gà rừng vọng gáy cuối nương” để vang lên tiếng hò hừng hực khí thế: “vượt đèo Ngang nào bạn ơi!”.

Mỗi khi xe đi qua những vùng trọng điểm lại bắt gặp tiếng nói, tiếng cười chào hỏi thân thiện, đôi khi những câu hò làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh cũng vút lên mang “niềm vui lớn tỏa lan trên quê hương”, làm xao xuyến lòng người giữa những khốc liệt của chiến tranh.

Cảm xúc dâng trào khi chứng kiến hình ảnh cảm động của những cô gái với“bàn tay dời non mà lấp biển”, nhạc sỹ Ánh Dương đã giãi bày tất cả sự cảm phục của mình vào bài hát ngay trong đêm hôm đó.

“Dù xe anh chạy đêm chạy ngày cũng chẳng tày bằng tình nghĩa em vì miền Nam bao yêu thương” là câu hát bày tỏ rõ nét nhất sự cảm phục của tác giả cũng như của những chiến sỹ vào Nam ngày ấy đối với “tấm lòng quê em sáng tỏ như ánh trăng đêm rằm” của những cô gái TNXP ngày đêm đảm bảo thông suốt cho giao thông đất nước, đong đầy “tình Nam với nghĩa Bắc”

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK