Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Đọc văn bản sau: TIẾN SĨ GIẤY (Nguyễn Khuyến) Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè...
Câu hỏi :

Đọc văn bản sau: TIẾN SĨ GIẤY (Nguyễn Khuyến) Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi! (Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn Câu 2. Đối tượng được miêu tả trong bài thơ là? A. Những nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy B. Những ông nghè ở các làng quê xưa C. Những học trò theo đòi khoa danh D. Những thứ đồ chơi làm từ giấy thủ công Câu 3. Đối tượng hướng tới của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là ai? A. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất trong xã hội thực dân nửa phong kiến. B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của mình: Có tài năng, đỗ đạt cao, chịu ơn vua, ơn nước mà đành bất lực trong buổi vận nước gian nan. C. Những kẻ sĩ muốn theo đuổi cái danh hão tiến sĩ trong chế độ khoa cử xưa D. A và B Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất về các chi tiết vẻ ngoài của tiến sĩ giấy trong bài thơ? A. Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai B. Đầy đủ cờ, biển, cân đai, có nét mặt điểm son; ngồi trên ghế chéo, lọng xanh C. Có hết những bộ phận như ngoại hình tiến sĩ thật, nhưng chỉ là đồ chơi D. Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, ngồi trên ghế chéo, lọng xanh bảnh chọe Câu 5. Tác giả muốn khẳng định điều gì qua các hình ảnh sau: mảnh giấy thân giáp bảng, nét son mặt văn khôi? A. Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ. B. Mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ. C. Tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong hoàn cảnh đương thời. D. Sự công phu, tỉ mỉ của những người nghệ nhân làm nên hình nộm tiến sĩ giấy. Câu 6. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. 1 2 và 3 4 B. 3 4 và 5 6 C. 5 6 và 7 8 D. 1 2 và 7 8 Câu 7. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì? A. Hài hước, bông đùa B. Đả kích C. Trữ tình sâu lắng D. Mỉa mai châm biếm Câu 8. Hai câu thơ sau cho thấy tâm trạng gì của tác giả? Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?/ Cái giá khoa danh ấy mới hời! A. Sự bằng lòng, mãn nguyện khi đạt được công danh trong đời B. Nỗi chua chát đối với cái danh khoa bảng thời Hán học suy tàn C. Sự khinh bỉ công danh đương thời D. Đả kích những kẻ mua quan bán tước Câu 9. Vì sao có thể nói bài thơ còn toát ra ý vị tự trào? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 10. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 7 dòng) nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa danh và thực trong cuộcđời.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. SOSSSSSSSSS

Lời giải 1 :

1b

2a

3a

4b

5c

6b

7d

8b

9: nguyễn khuyến là ng có tài nhưng cuộc sống đưa ông vào thế bất lực nên phải về ở ẩn . Trong xã hội thực dân nửa phong kiến chúng dùng tièn để mua danh bán nc , việc thi cử trở thành trò cười . Những ng như ông bị coi thường, ông tự trách mình là tiến sĩ giấy có tài mà không làm đc j cho đất nc

9 danh là danh tiếng 

     Thực là tài năng, thực lực 

=> 2 khái niệm này có mối quan hệ chặt chẽ

Có thực tài mới có thực danh tuy nhiên trong xã hội vẫn còn hữu danh vô thực vì danh hão mà mất đi nhân cách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK