Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới GIÔN (JOHN) ĐI TÌM HÙNG...
Câu hỏi :

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới GIÔN (JOHN) ĐI TÌM HÙNG TRẦN HÙNG GIÔN [...] Bình minh mới hé, tôi đã tỉnh dậy trong âm thanh của vùng quê: tiếng gà trống gáy từ phía xa, tiếng chim hót, tiếng người xì xào chuẩn bị cho một ngày làm việc. Mặt Trời còn chưa lên hết. Tôi vội dụi mắt, cố rũ bỏ cơn buồn ngủ. Cháu nên mặc quần áo dài. bác Hồng báo cho tôi biết. Kì lạ, tại sao mặc quần áo dài trong khi trời sẽ rất nóng? Nhưng tôi nghe theo lời khuyên của bác. Sau bữa ăn sáng gọn nhẹ với mì tôm và lá bạc hà tươi mới hái, mọi người nhanh chóng đi ra đồng. Thu hoạch lúa là công việc trong gia đình. Bác Hồng, vợ bác, con trai bác và tôi đẩy xe thồ tới mảnh ruộng của gia đình bác, miếng đất rộng bằng khoảng một sân bóng đá nhỏ. Tôi cởi bỏ đôi dép lê, bùn cao đến mắt cá chân tôi và dính như chè ngô. Côn trùng ở khắp mọi nơi: kiến, nhện, sâu và những thứ trông kì lạ như thể sinh vật mới đến hành tinh này. Việc đi bộ trong lớp bùn khá mất sức, nhưng dần dần tôi cũng quen. Làm ở đây bẩn lắm, cháu quay về nhà mà nghỉ, bác Hồng đề nghị. Tôi quan sát bác Hồng một lúc rồi cũng hiểu phải làm như thế nào. Tôi cúi người túm lấy thân cây lúa bằng tay trái và vung tay phải đang cầm cái liềm. Xoẹt. Xoẹt. Vết cắt không sắc lắm nên lần thứ hai tôi cố vung mạnh hơn. Lần này, cái liềm cắt khá dễ dàng, theo đà cái liềm vung ngược trở lại, thiếu chút nữa thì tôi tự xén vào chân mình. Nhìn tôi rõ ràng là đang vật lộn, bác Hồng lại đề xuất: Có khi cháu nên về nhà nghỉ đi.. Tôi lắc đầu và hơi thất vọng với bản thân. Trông tôi làm việc chắc hẳn rất tệ và lúng túng. Bác Hồng dừng việc và tiến tới: Cháu đang chặt, cháu phải kéo nó cơ., bác túm lấy một bó lúa và làm mẫu. Bác lướt cái liềm qua thân những cây lúa dễ như đang cắt rau với chiếc dao sắc. Có cắt của bác tạo nên một âm thanh sắc gọn. Chậm lại một chút, nhưng tôi quyết tâm làm được. Xoẹt. Cắt. Xoẹt. Cắt. Cắt. Tôi là một cậu chàng thành phố nhưng tôi ở đây để chứng minh khả năng làm nông dân của mình. Điều này quan trọng đối với tôi. Nông nghiệp và lúa nước là xương sống của Việt Nam. Nếu tôi không làm được việc này, làm sao tôi có thể gọi mình là người Việt? Tôi nhất định làm cho bằng được. Khoảng mười phút sau, tôi cắt lúa như thể tôi được sinh ra với chiếc liềm sẵn trong tay. Bác Hồng, người vợ, cậu con trai và tôi, mỗi người phụ trách khoảng sáu, tám hàng lúa và thực sự bắt đầu công việc. Tôi không muốn dừng lại để nghỉ. Chỉ khi nào bác Hồng dừng lại, tôi mới dừng. Hùng quen gặt lúa rồi à?, bác Hồng tặng tôi một lời khen nhẹ nhàng. Chưa được lành nghề như bác Hồng nhưng tôi đã tự làm được kha khá. Khoảng vài giờ đồng hồ trôi qua. Mới chỉ 10 giờ sáng nhưng Mặt Trời đã bắt đầu thiêu đốt mặt đất và khiến chúng tôi chậm lại. Bác Hồng quyết định dừng công việc. Bác gái và cậu con trai bó gọn đống lúa vào thành từng bó trong khi bác Hồng và tôi chất chúng lên xe. Vác những bó lúa lên xe thổ giống như đi bộ trên một sản nhà trơn tuột với những tảng đá vác trên vai. Chúng tôi kết thúc công việc và rửa chân tay lại một cái kênh nhỏ. Sự mệt mỏi dần lắng xuống, tôi nhìn xuống đôi tay mình và đếm những vết trầy, hai, ba, bốn,... Nhưng một chút đau đớn cũng thật đáng, tôi đã thực sự tự hào với bản thân và cảm thấy thật tuyệt khi được công nhận bởi cả một gia đình nông dân. Cùng đi bộ và nhà, không khí và thái độ của mọi người rõ ràng đã có những thay đổi. Công việc đã giúp tôi tới gần hơn được với gia đình bác Hồng. Trong lúc nghỉ trưa, bác Hồng kéo một chiếc gối ra ngay gần bác và nói tôi ra nằm cạnh bác trên sàn nhà. Tôi nói với bác tôi không quen ngủ trưa, nhưng bác kiên quyết. Nằm nhìn lên trần nhà, bác Hồng nói với tôi: Cháu giỏi lắm. Cháu làm nông dân được đấy, có khi mua một miếng đất ở đây. Bác tìm vợ cho, xong rồi ở lại đây. Có lẽ thế ạ. tôi mỉm cười. Một lúc sau, bác Hồng ngủ thiếp đi, tôi nằm đó và cảm nhận được thứ tình cảm thật ấm áp. Lớn lên không có cha bên cạnh, tôi chưa từng được nghe cha tôi nói rằng ông tự hào về tôi, dù chỉ một lần. Tôi tưởng tượng cảm giác này chính là cảm giác khi tôi được ông khen ngợi. Tôi tận hưởng cảm giác ấy thêm một lúc nữa, rồi đứng dậy đi lòng vòng...[...] Tự luận 1. Theo em, đoạn trích trên là hồi kí hay du kí? Vì sao? 2. Tác giả kể lại câu chuyện theo trình tự nào? Tác dụng của cách kể ấy là gì? 3. Em có nhận xét gì về nhân vật tôi trong đoạn trích trên? 4. Văn bản trên mang lại cho em hiểu biết gì về công việc của người nông dân trong mùa gặt? Hãy viết đoạn văn (khoảng 4 5 dòng) nêu suy nghĩ của mình về công việc ấy. Trong đoạn văn có sử dụng một từ nhiều nghĩa (gạch chân, chú thích về các ví dụ cho từ nhiều nghĩa đó)

Lời giải 1 :

`-Taho-`

`-------`

`--`Trả lời:`--`

`1:`Đoạn trích trên là hồi kí. Bởi vì:

`->`Đoạn trích kể về những trải nghiệm, cảm xúc của nhân vật tôi trong quá khứ.

`->` Đoạn trích sử dụng ngôi thứ nhất, xưng hô "tôi".

`->` Đoạn trích có nhiều chi tiết chân thực, cụ thể về thời gian, địa điểm, sự kiện,...

`---`

`2:`Cách kể theo trình tự thời gian giúp cho câu chuyện được kể một cách mạch lạc, logic, dễ hiểu. Trình tự thời gian cũng giúp người đọc dễ dàng theo dõi diễn biến của câu chuyện, từ đó hiểu rõ hơn về nhân vật và sự việc.

`---`

`3:` Nhân vật tôi trong đoạn trích là một người có ý chí, nghị lực và lòng tự trọng. Anh không ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc. Anh cũng là một người có trái tim ấm áp, biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

`---`

`4:`

Đoạn văn:

`->` Văn bản trên đã mang lại cho em hiểu biết sâu sắc về công việc của người nông dân trong mùa gặt. Đó là một công việc vất vả, gian nan, đòi hỏi sức khỏe và sự kiên trì. Người nông dân phải thức dậy từ sáng sớm, khi trời còn chưa sáng, để chuẩn bị ra đồng gặt lúa. Họ phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dưới ánh nắng chói chang và cái nắng như thiêu đốt. Họ phải lội bì bõm trong bùn lầy, phải đối mặt với những con côn trùng, muỗi vắt. Tuy nhiên, họ vẫn luôn miệt mài, cần mẫn, không ngại khó khăn, gian khổ.

`-`Từ nhiều nghĩa được sử dụng trong đoạn văn: "gặt". Từ "gặt" có hai nghĩa:

`->`Nghĩa `1:` hành động cắt lúa, ngô,... khi đã chín vàng.

`->`Nghĩa `2: `thu hoạch, thu được một thành quả nào đó.

Ví Dụ:

Nghĩa `1:` "gặt lúa", "gặt ngô", "gặt lạc",...

Nghĩa `2:` "gặt thành quả", "gặt hái vinh quang", "gặt hái thành công",...

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK