Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 viết đoạn kết bài cho bài văn khi nhập vai nhân vật ông hai 2 (làng) kể lại tâm trạng...
Câu hỏi :

viết đoạn kết bài cho bài văn khi nhập vai nhân vật ông hai 2 (làng) kể lại tâm trạng khi nghe tin làng chợ dầu theo giặc đến nói chuyện với con (chưa nghe tin cải chính)

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Ở làng đã mấy chục năm, cùng bà con, anh em làng xóm cùng nhau làm biết bao nhiêu là việc, tôi nghĩ rằng tình cảm chúng tôi không chỉ là tình cảm láng giềng mà nó đã trở thành tình cảm anh em như người thân trong gia đình. Vậy mà giờ đây, khi nghe người khác nói xấu về làng mình, tôi đã có những cảm xúc mà không thể nào có thể hiểu nổi.

Tôi là Hai, một người nông dân chất phát ở làng chợ Dầu. Vì chính sách của Đảng mà tôi đã phải rời ngôi làng thân yêu đến một nơi ở mới. Tuy không bằng làng cũ nhưng ở đây cũng vui không kém. Hàng ngày gia đình tôi tăng gia sản xuất và luôn nghe ngóng về làng cũ. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ, còn tôi thì vỡ đất tròng lương thực. Ở nơi đây, hì hục làm lụng một mình lại khiến tôi càng nhớ thêm những buổi lao động cùng anh em trong xóm, thời gian đó vui biết bao nhiêu, làm tôi càng nao nức chờ ngày chở về làng. Những ngày tháng trôi qua bằng việc hàng ngày vào phòng thông tin nghe đọc báo, học một khoá bình dân học vụ, làm vườn và thỉnh thoảng ra mấy quán nước dưới mấy gốc đa xù xì, nghe mọi người nói chuyện cùng nhau. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu hôm đó tôi nghe mọi người nói rằng làng mình theo giặc, trở thành Việt gian.

Đùng! To hơn cả tiếng súng, đó chính là tiếng lòng tôi đang vỡ vụn. Nghe mấy lời đó, ai mà bình tĩnh cho nổi. Tin tưởng và thương yêu biết bao rồi giờ nó trở thành thứ xấu hổ làm tôi không chịu được. Sự tuyệt vọng dâng lên tận cổ. Tôi thấy cổ nghẹn hẳn, muốn nói mà không nói được, da mặt tê rân rân. Cảm giác khó thở kéo đến, gặng mãi mới được một câu. Tôi liền hỏi rằng chuyện thật không và nghe những lời nói của người ta, tôi xấu hổ đến mức muốn độn thổ, vội trả tiền nước rồi đứng dậy đi về. Gắng từng bước chân nặng chĩu mới về được đến nhà, tôi nằm vật ra giường. Nhìn lũ con thơ thấy bố mệt ra chỗ khác chơi mà tôi không kìm được nước mắt. Nghĩ đến việc con mình cùng gia đình bị nói là dân làng Việt gian mà tôi không chịu được. Nghĩ lại từng người trong làng, tôi cũng không tin rằng chúng là người như thế. Nhưng không tin thì làm được gì vì sự thật người ta nói như thế. Cũng chả có ai rảnh rỗi mà bịa chuyện cả. hàng ta câu hỏi cứ loanh quanh trong đầu khiến đầu óc tôi muốn vỡ ra. Sự nhục nhã dâng cao khiến tôi không thể trụ vững.

Đến chiều, vợ tôi cũng gánh gánh hàng về, nhìn biểu cảm cùng sự buồn bã của vợ chắc hẳn bà ấy cũng biết chuyện rồi. Không khí trong nhà im lặng đến mức đáng sợ. Cả ngày đó, không khí trùng xuống khiến nỗi buồn cũng nhân lên gấp đôi. Tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Điều tôi lo lắng bây lâu rồi cũng đến. Chuyện làng theo Việt gian mọi người đều biết, còn có lệnh đuổi người làng chợ Dầu ra khỏi làng. Bà chủ nhà dù có không nỡ nhưng có lệnh rồi thì biết làm sao. Vợ chồng tôi chỉ biết câm nín, nhìn đứa con thơ sắp tới không nơi nương tựa mà những cảm xúc hỗn tạp trong lòng dâng trào.

Nếu như những ngày tháng trước, tôi chỉ mơ thôi cũng mơ đến ngày trở về vậy mà giờ đây, cái suy nghĩ ấy soẹt qua đã bị tôi lập tức gạt văng. Dù có từng yêu thương đến đâu, giờ tôi có cho tiền cũng không thèm về cái làng ấy nữa. Nước mắt lăn dài trên má cũng không có sức để lau. “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Mấy ngày nay chỉ dám ru rú trong nhà, tôi sợ ra ngoài nghe thấy mấy lời về đòn thổi sẽ càng xấu hổ, nhục nhã hơn.

Rồi sau cơn mưa, trời lại sáng. Tin tốt tới khiến tôi mừng rỡ không thôi. Những tin đồn thổi trước đây đều là những tin đồn sai cả, việc làng tôi theo Việt gian là sai sự thật. Tôi mừng lắm, cùng lúc đó nghe được lời nói cho ở lại nhà của và chủ nhà mà tôi lại càng sướng. Sau tin đó, tôi lại vui vẻ trở lại, đi đây đi đó kể những chiến thích lừng lẫy mà làng tôi mang tới.

Vậy là những ngày tháng vui vẻ lại tới, tôi lại càng nhớ làng và muốn quay trở lại. Những tâm trạng xấu hổ, buồn tủi của những ngày tháng nghe người ta chửi làng tôi, chửi bới dân làng tôi đã kết thúc. Giờ đây, tôi đã có thể đi lại đàng hoàng, tự do trong xóm này mà không cần sợ điều gì cả. Đúng là nên tin tưởng vào làng mà. Làng chợ Dầu mãi trong tim tôi và dù đi đâu tôi cũng muốn về lại đó.

Lời giải 2 :

Vậy đấy các bạn à kể từ ngày tin đồn ấy được truyền rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén mảng ra đường. Tâm trí tôi như dần kiệt quệ, không thèm màng đến việc gì nữa. Cả vợ tôi cũng chán nản không thiết làm việc nhà, cũng chẳng muốn buôn bán. Lúc nào tôi cũng nơm nớp lo sợ, hễ nghe người ta nói gì đến chuyện Việt gian, tây là tôi lại giật mình. Thời điểm ấy, khắp nơi mọi người đều xua đuổi dân làng Chợ Dầu. Mụ chủ nhà đã đánh tiếng từ chối gia đình tôi sinh sống tại nhà mụ Trong vài ba hôm ngắn ngủi, không biết làm gì, đi về đâu, đầu óc tôi như trống rỗng bởi sự nhục nhã không cam chịu nổi. Từ bé, chứng kiến cảnh giặc tàn phá quê hương, phải sống với bom đạn, tôi luôn nhủ với lòng mình rằng sau này phải gắng sức làm việc gì đấy giúp ích cho đất nước. Thế mà giờ đây chúng tôi còn chưa làm được điều gì đã tổn hại đến đất nước rồi. Tôi cũng yêu lànglắm chứ Nhưng sâu thắm trong trái tim mình, tôi luôn dành một phần quan trọng đối với Tổ quốc. Tôi buộc phải quay lưng lại với làng.

                                      -nguyenkimthienanh-

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK