Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ "Truyện cổ nước mình" của tác giả Lâm Thị Mỹ...
Câu hỏi :

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ "Truyện cổ nước mình" của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ.

Lời giải 1 :

Lưu ý: Đây chỉ là bài viết tham khảo thôi ạ

Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã đưa người đọc bước vào thế giới nhân văn, đẹp đẽ của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho mỗi chúng ta thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp được cha ông ta để tại dặn dò con cháu. Đó là tinh thần tương thân tương ái, là tình nghĩa thủy chung son sắc hay đức tính ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” hay chính là tác giả đã có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích cho bản thân. Tác giả đã giúp cho người đọc hiểu hơn và thêm tình yêu về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua biết bao nhiêu đời người, bao nhiêu thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được lưu giữ và kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để đi đến mọi miền quê, vùng đất đẹp đẽ trong cuộc đời. Khi đọc bài thơ này, chúng ta mới hiểu rõ vì sao chuyện cổ nước mình vẫn được lưu giữ và trân trọng như vật, hiểu vì sao mỗi chúng ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.

Lời giải 2 :

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Vĩ Dạ đã để lại trong em nhiều ý nghĩa và bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Với thể thơ lục bát mang âm điệu nhẹ nhàng, đậm sắc ca dao dân ca tác giả đã mở đầu bài thơ bằng lời nhận định: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” gợi cho em nhớ đến những câu chuyện cổ tích “Tấm cám”, “Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây khế…” Sau đó là liệt kê hàng loạt những lí do vì sao “tôi yêu”. Đó là những câu chuyện gợi cho tôi về phẩm chất đạo đức thương người như thể thương thân. “Thương người rồi mới thương ta” Những bài học nhân quả ở hiền gặp lành, So Dừa, trong truyện “Sọ Dừa”, Thạch Sanh trong “ Thạch Sanh”, Tấm trong “Tấm Cám” ở ác gặp ác… Hai cô chị trong “Sọ Dừa", Lí Thông trong “Thạch Sanh”. Mẹ con Cám trong “Tấm Cám”…Đó là lẽ công bằng và trong cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác. Cái ác dù lúc đầu có phần thắng thế, nhưng đến cuối cùng lại bị trừng trị thích đáng, người ở hiền thì luôn được giúp đỡ “Phật, tiên độ trì” và kết quả là luôn được sống hạnh phúc, bình yên. Hoặc bài học về cách sống, cần phải có chính kiến của mình trước những đóng góp của người khác kẻo “ Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”. Chuyện cổ nước tôi đã trở thành hành trang giúp tôi vững bước vào đời khi thấy mình được thừa hưởng nghị lực sống của cha ông “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa”- những khó khăn vất vả, gian nan trong cuộc đời. Rồi những câu chuyện cổ như đưa tôi về gặp mặt cha ông, gặp lại những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, những bài học quý giá được truyền lại một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Bằng biện pháp nghệ thuật liệt kê, nghệ thuật ẩn dụ “nắng, mưa”, từ ngữ mang sức gợi, bài thơ giúp em thêm yêu thêm quý những câu chuyện cổ tích, yêu thêm những bài học sâu sắc mà cha ông đã để lại. Giúp em sống tốt, có niềm tin, có trách nhiệm, tình yêu trong cuộc sống hiện tại này hơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK