Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 ĐỀ 2( Học sinh làm vào vở soạn văn nộp vào chiều thứ 5 ( 7/12)) I. ĐỌC - HIỂU...
Câu hỏi :

ĐỀ 2( Học sinh làm vào vở soạn văn nộp vào chiều thứ 5 ( 7/12)) I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! (Trích Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng) Câu 1: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn? A. Chứng minh B. Bình giảng C. Bình luận D. Phân tích Câu 2: Theo em hiểu, lối sống giản dị là A. Là lối sống gần gũi với thiên nhiên B. Là lối sống không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và xã hội. C. Là lối sống khép mình, ít chia sẻ với xung quanh. D. Là lối sống xa hoa, khoa trương với mọi người xung quanh Câu 3: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết? A. Vì Bác sinh ra ở nông thôn. B. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. C. Vì thói quen. D. Vì Bác có năng khiếu thơ văn. Câu 4: Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, theo tác giả Phạm Văn Đồng, điều quan trọng cần làm nổi bật khi nói về Bác là gì? A. Cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất của Người. B. Lối sống bình dị của Người từ bữa ăn, làm việc cho đến lối cư xử đối với mọi người. C. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn. D. Đức tính giản dị và tâm hồn cao thượng của Người. Câu 5: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ trong đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ? A. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu. B. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. C. Chỉ vài ba món giản đơn. D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm Câu 6: Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh qua các phương diện nào? A. Bữa ăn hằng ngày, nhà ở B. Việc làm C. Trong lời nói, bài viết của mình D. Tất cả đều đúng Câu 7: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào? A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ. D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ. Câu 8: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là A. Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí. B. Sử dụng nhiều phương pháp nghị luận như chứng minh, giải thích, nêu vấn đề C. Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực. D. Tất cả đều đúng Câu 9. Qua bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Câu 10. Qua văn bản về đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?

Lời giải 1 :

Câu 1:

Phép lập luận : lập luận chứng minh 

`->A`

Câu 2:

Lối sống giản dị là lối sống không xa hoa lãng phí , sống đủ , phù hợp với bản thân không cầu kì kiểu cách .

`->B`

Câu 3:

Bác giản dị trong lời nói vì Bác muốn dân hiểu được những gì Bác nói ,những mong muốn và tấm lòng Bác

`->B`

Câu 4:

C. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.

Câu 5:

A. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.

Câu 6:

Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh qua các phương diện : lời nói , hành động và bữa ăn hằng ngày 

`->D`

Câu 7:

Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở : Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

`->C`

Câu 8:

A. Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Câu 9:

Theo em , đức tính giản dị là  sống khiêm tốn , thanh bạch ,khiêm nhường không khoe khoang , xa hoa . Sống giản dị giúp con người thư thái , nhẹ nhàng và tiết kiệm đồng thời cũng được mọi người xung quanh yêu quý , tôn trọng

Câu 10:

Để rèn luyện đức tính giản dị em cần :

+ Trong lời nói : nói ngắn gọn , đơn giản dễ hiểu

+ Trong trang phục , tác phong : ăn mặc thanh lịch , gọn gàng phù hợp với lứa tuổi không cầu kì kiểu cách 

+Không đua đòi những vật chất theo những trào lưu bên ngoài 

+ Biết trân trọng những gì đã có , biết tận dụng và sáng tạo những gì không dùng tới

Lời giải 2 :

`Đ ề  2` 

I. ĐỌC HIỂU 

1. A

→có đưa ra lí lẽ ,lập luận rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

2. B

→ theo em hiểu, lối sống giản dị là lối sống không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và xã hội.

3. B

→Bác rất giản dị trong lời nói và bài viết vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

4. C

→"Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chí Minh."

5. A

→ngược lại với tính giản dị trong bữa ăn của Người.

6. D

→ Đức tính giản dị của Bác được chứng minh qua từng bữa ăn,nhà ở, việc làm, lời nói và bài viết.

7. C

→Tác giả dựa trên: Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ để viết.

8. D

Câu 9.

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị với mỗi người thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hồn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.

Câu 10.

Đức tính giản dị:

- Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối.

- Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.

- Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.

- Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.

Để rèn luyện đức tính giản dị, em sẽ giữ gìn đồ đạc từ những thói quen nhỏ nhất, từ bỏ thói quen lãng phí đồ ăn và chăm tập thể dục thể thao giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK