- Người ta đối đáp nhau để bày tỏ niềm vui khi lúa chín đầy đồng:
Hò chơi cho trọn buổi chiều,
Keo sơn quấn chặt, sợi chỉ điều se săn.
- Khi đôi mắt cùng liếc, đôi lòng cùng ưa:
Thò tay mà ngắt ngọn ngò,
Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ.
- Thế nhưng khi duyên nợ không thành, thì câu hát đổi thành lời trách cứ nhẹ nhàng:
Hò ơ... cúc mọc bờ sông kêu là cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng ơ...
Ngoài việc diễn tả tâm tình, tiếng hò câu hò miền Nam còn để mô tả phong tục:
Con chim chìa vôi bay qua đám thuốc,
Con cá bãi trầu lội tuốt mương cau.
(Tục ăn trầu)
Gió đưa gió đẩy bông trang,
Bông búp về nàng, bông nở về anh.
- Khi làm đám hỏi thì anh phải đi đôi bông búp vì cô gái còn ở "nhà nàng". Nhưng đến ngày lễ cưới, chàng trai phải đi một đôi bông nở vì lúc đó em đã về ở "nhà anh". Hoặc để dạy những điều luân lý đơn sơ:
Trồng trầu thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.
Hay:Anh bảy đen, đồng bạc trắng,
Em ham chi đồng bạc con cò,
Đêm nằm với nó đen mò như cục than!
$#meosimmyyt/HD247$
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK