Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 "Có ông lão nghẹn ẳng hãn lại, da màu tế rận rắn.Ông lão lặng đi,tưởng như đến không thở được....
Câu hỏi :

"Có ông lão nghẹn ẳng hãn lại, da màu tế rận rắn.Ông lão lặng đi,tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có ông cắt tiếng hỏi,giọng lạc hỗn đi Liệu có thật không hở bác? Hãy là chỉ là ... Câu 1. Tâm trạng của ông Hai trong đoạn trên này sinh trong tình huống nào ? Nêu ý nghĩa của tỉnh huống ấy trong việc thế hiện chủ đề của vǎn bản. Câu 2. Đoạn vǎn trên được kế ở ngôi thứ mấy?Việc chọn ngôi kể như vậy có thuận lợi gì khi kể chuyện? Câu 3. Câu vân -" Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại" ...nhà vǎn đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vì sao? Dầu ba chấm trong câu vǎn trên có tác dụng gì? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ lấy được sử dụng trong đoạn vǎn trên. Phần tích cấu tạo ngữ pháp của câu vận đầu tiên. Câu 5. Một trong những thành công của Lác phẩm là xảy dựng được cốt truyện tâm lí. Em hiểu thế nào là cốc truyện lâm lí? Câu 6. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm giúp em hiểu gì về tinh thần yêu nước của con người Viết Nam là khi đất nước có giác ngoại xâm? Hãy viết một đoạn vǎn khoảng 10 câu theo cách lập luận T-P-H để làm rõ tâm trạng ông Hai trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chủ thích câu cảm thân, câu chứa lời dẫn trực tiếp). Câu 7. Trong chương trình Ngữ vǎn THCS.cùng có một tác phẩm viết về người nóng dẫn với nổi đau đớn vi day dứt bộc lệ thông qua việc miêu tả cứ chi ngoại hình nhân vật Đó là tác phẩm nào của ai? -Giups tớ câu 2,3,4,6 với-:((

Lời giải 1 :

Câu 2:
Ngôi kể: Thứ 3
⇒ Thuận lợi:
- Đảm bảo tính khách quan của câu chuyện
- Gợi cảm giác chân thực cho người đọc
--
Câu 3: 
 - Sử dụng ngôn ngữ đối thoại
- Tác dụng dấu ba chấm: Thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói của ông Hai
⇒ Ông Hai vẫn chưa thể tin việc làng mình theo Tây, vẫn còn le lói chút hi vọng rằng điều đó không phải sự thật.
--
Câu 4:
- Từ láy được sử dụng trong đoạn trích: "rân rân";  "è è"
⇒ Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau đớn tột cùng về tinh thần nhưng được cảm nhận bằng nỗi đau về thể xác của ông Hai
- Phân tích câu tạo ngữ pháp câu văn đầu tiên:
+ Chủ ngữ 1: cổ ông lão
+ Vị ngữ 1: nghẹn ắng hẳn lại
+ Chủ ngữ 2: da mặt
+ Vị ngữ 2: tê rân rân
--
Câu 6:
Dàn ý: 
C1: Giới thiệu sơ qua về ông Hai → Tinh thần yêu nước của ông → Liên hệ tình yêu nước của nhân dân ta nói chung
VD: Trong văn bản "Làng" của nhà thơ Kim Lân, nhân vật ông Hai đã được nhà văn Kim Lân khắc họa rất độc đáo và sâu sắc, qua ông, có thể thấy được tình yêu nước sâu đậm của nhân dân ta thời bấy giờ.
C2 - C6: Cảm nhận về tình yêu đất nước tha thiết của ông Hai trong văn bản (khi đi tản cư, nghe làng Chợ Dầu là làng Việt gian, khi tin đồn được cải chính + trích một số dẫn chứng + câu cảm thán)
C7 - C10: Liên hệ đến tinh thần yêu nước của nhân ông Hai và của nhân dân Việt Nam
- Đó là một tình yêu sâu nặng
- Là một tấm lòng sắt đá, kiên quyết, gắn bó với Cách mạng, với cụ Hồ
- Tinh thần yêu nước tựa như lời thề son sắt một lòng trung thành với tổ quốc
- ....
C11: Liên hệ bản thân
C12: Kết bài: Khẳng định tinh thần yêu nước khi có giặc ngoại xâm thật thiêng liêng, thật đẹp đẽ.
---

$\textit{#L}$ 

Lời giải 2 :

1. Đoạn văn viết về tâm trạng của ông Hai. Tâm trạng diễn ra trong hoàn cảnh ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu mình theo giặc

2. Thành phần biệt lập: ,tưởng như. Đây là thành phần tình thái

3. Dấu chấm lửng có tác dụng:

 - Đánh dấu lời nói ngập ngừng, đứt quãng của ông Hai.

 - Qua đó thể hiện tâm trạng: hoài nghi, ngờ ngợ của ông Hai trước cái tin làng Chợ Dầu theo Tây.

4.   Tác phẩm " Làng" của Kim Lân đã khắc họa hình tượng nhân vật ông Hai là một nông dân cần cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt.Truyện kể về ông Hai - người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư và chính ở nơi này, ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật được bộc lộ. Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.  Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách.Đó là tin làng Chợ Dầu lập tề theo giặc.  Tin làng chợ Dầu theo Tây giồng như " một gáo nước lạnh" làm tắt ngấm ngọn lửa yêu làng bấy lâu trong lòng ông Hai. Tin đến đột ngột bất ngờ khiến cho ông choáng váng " tưởng như không thở được" tưởng như tai nghe nhầm. Nhưng rồi nghe rõ tên người tên làng khiến cho ông Hai xấu hổ. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, mặt tê rân rân. Ông lão lặng hẳn đi, tưởng như không thể được". Không ngạc nhiên, sững sờ sao được khi ông luôn yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu: bà con trong xóm, cây lúa ngoài đồng- ai, cái gì cũng tốt cả mà bây giờ cơ sự lại xảy ra đến mức "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi". Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ . Và rồi niềm tin của ông Hai trở thành hiện thực khi ông nhận được tin làng cải chính. Lòng kiêu hãnh của ông trở lại thói quen khoe tin làng không theo Tây khoe cả nhà bị Tây đốt. Trong lời khoe ấy vẻ đẹp nhân vật ông Hai nhận ra lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản của mình.Đọc xong truyện ngắn Làng nhưng tinh thần, vẻ đẹp của nhân vật ông Hai, của người nông dân thì để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK