Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 viếết đoạn văn cảm nhận 2 khổ cuối bài thơ bếp lửa sos mkik cần gấp ạ câu hỏi 6526124
Câu hỏi :

viếết đoạn văn cảm nhận 2 khổ cuối bài thơ bếp lửa sos mkik cần gấp ạ

Lời giải 1 :

Quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả để viết lên những thi phẩm nổi tiếng. Trong đó có nhà thơ Bằng Việt với bài thơ nổi tiếng "Bếp lửa". Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Có lẽ với người đọc, những câu thơ nói lên suy ngẫm của cháu về bà và lời tâm sự của cháu khi trưởng thành là những vần thơ gây ấn tượng nhất. Từ những suy nghĩ về bà, cháu bộc lộ tình yêu thương và biết ơn bà vô tận: " Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa". Câu thơ sử dụng từ láy gợi hình với hai thanh trắc "lận đận" phép đảo ngữ kết hợp hình ảnh ẩn dụ (biết mấy nắng mưa) đã diễn tả chân thực cảm xúc của cháu và hình ảnh khó khăn, vất vả, lam lũ của cuộc đời bà để chi những thăng trầm của cuộc sống càng tô đậm thêm sự hy sinh cần mẫn của bà. Trải qua những khó khăn, thách thức ấy, hình ảnh bà vẫn chưa bao giờ tách rời với hình ảnh bếp lửa. Cháu suy nghĩ ở cuộc sống hiện tại đã đỡ phần khó khăn song bà vẫn "Giữ thói quen dậy sớm". " Mấy chục năm rồi", lời thơ kể mà như đếm, gợi lên cả một tuổi thanh xuân, cả một đời bà thức khuya dậy sớm gắn liền với khói bếp cay nồng. Cháu cũng thấm thía và nhận ra bà là người nhân hậu, giàu tình yêu thương, đức hi sinh của bà qua công việc bà làm thường ngày. "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm... Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ." Điệp ngữ "nhóm" được lặp lại 4 lần ở đầu mỗi câu thơ, kết hợp biện pháp liệt kê đã lan tỏa và khơi dậy biết bao yêu thương, biết bao rung cảm và xúc động trong lòng người đọc khẳng định công việc nhóm bếp luôn gắn liền với bà, đồng thời gợi ra ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng bà. Khi nhóm lên lửa "ấp iu nồng đượm", bà đã dạy cho cháu tình yêu thương ruột thịt. Nhóm tình quê " khoai sắn ngọt bùi" bà dạy cháu tình yêu thương xóm làng, yêu mảnh đất quê nghèo. "Nhóm nồi xôi gạo mới mẻ chung vui", bà dạy cháu phải luôn mở lòng ra với mọi người xung quanh. Và cũng từ đó, bà cũng nhắc nhở cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã cùng trải qua. Cháu đã trưởng thành từ bếp lửa của bà. Từ cuộc sống nghèo khổ, bà ươm mầm ước mơ cho cháu đi du học phương xa. Tất cả những gì cháu có được ngày hôm nay chính là nhờ ngọn lửa trong bà, ngọn lửa ấy chắp cánh cho người cháu tự tin bay vào cuộc đời cao rộng. Chính vì vậy mà tác giả đã thốt lên rằng " Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Bà không chỉ thấu hiểu cháu mà còn là tấm gương cho cháu noi theo. Ký ức tuổi thơ tuy không rõ ràng nhưng vẫn ghi dấu từng hình ảnh cụ thể "khoai sắn", "xôi gạo" và tượng trưng yêu thương, tâm tình đan xen, quấn quyết vào nhau giữa cuộc sống đời thường và giá trị tinh thần. Bà thì nhóm lửa còn Bằng Việt thì nhóm lên biết bao hoài niệm, khơi dậy bao đời sống yêu thương trong lòng người đọc. Hình ảnh người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin và sức sống cho người cháu. Cháu bộc lộ trực tiếp tình cảm cũng như sự biết ơn sâu sắc đối với bà. Để rồi từ đó Nhà thơ thốt lên trong bao nhung nhớ và trân trọng "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!" Câu thơ với từ cảm thán "ôi" như chất chứa dồn nén biết bao điều, kết hợp với hình ảnh ẩn dụ bếp lửa kỳ lạ và thiêng liêng khẳng định tấm lòng của bà ấm áp như bếp lửa, nhờ có bếp lửa mà cháu được nuôi dưỡng khôn lớn. Hình ảnh ấy cùng chất trữ tình kết hợp với bình luận đã trở thành cái nền hoàn hảo để mở ra dòng suy ngẫm của cả tác giả lẫn độc giả về cuộc đời tần tảo và nghĩa tình của bà. Khi đi xa cháu không nguôi nhớ về bà. Để giờ đây, khi đang ở cách xa bà hàng nghìn dặm Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về người bà yêu thương. " Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu./ Có lửa trăm nhà. Niềm vui trăm ngã". Dấu chấm xuất hiện ở giữa dòng thơ tạo thành một sự ngắt nhịp dài giống như quá khứ đã trôi đi quá xa so với hiện tại. Bút pháp liệt kê kết hợp với điệp từ "trăm" mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ. Tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay cao, bay xa đến những chân trời cao rộng có "khói trăm tàu", " lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngã". Tuy thế cháu vẫn khôn ngươi nhớ về bà và bếp lửa quê hương, nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Mỗi ngày cháu đều tự hỏi "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ". Cháu sẽ chẳng thể nào quên được vì đó chính là cội nguồn, nơi mà tuổi thơ cháu được nuôi dưỡng để lớn lên. Bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho cháu trên mỗi bước đường đời. Ở nước Nga xa xôi lạnh giá, bếp ga, bếp điện đã thay thế bếp củi nhem nhuốc khói nhưng hình ảnh người bà và bếp lửa sớm mai vận động lại mãi trong tâm trí cháu. Như vậy, bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ tài tình, hai khổ thơ cuối của bài thơ " Bếp lửa" đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn những suy nghĩ của cháu về cuộc đời bà để từ đó bộc lộ nỗi nhớ thương bà da diết. Đọc những lời thơ ấy, ta nhận ra ở Bằng Việt là tình yêu thương, sự thấu hiểu và lòng biết ơn vô tận của nhà thơ đối với bà và cũng là đối với quê hương đất nước. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK