Trang chủ Lịch Sử Lớp 11 Câu 1. Mẫu thuẫn bao trùm lên xã hội Đông Nam Á trong những năm cuối thế kỉ XIX -...
Câu hỏi :

Câu 1. Mẫu thuẫn bao trùm lên xã hội Đông Nam Á trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì? A. Nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược. B. Giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến. C. Giai cấp tư sản với chính quyền thực dân. D. Giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác động từ chính sách chia để trị của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á? A. Tranh chấp biên giới. C. Tranh chấp lãnh thổ. B. Xung đột sắc tộc, tôn giáo. D. Gắn kết khu vực và thế giới. Câu 3. Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: In-đô-nê-xi-a (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã A. mở ra khuynh hướng tư sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. B. mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. C. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh. D. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng tư sản trong phong trào đấu tranh. Câu 4. Nội dung nào sau đây là điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến. B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản. C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước. D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối. Câu 5. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì? A. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến. B. Phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng tư sản. C. Thắng lợi hoàn toàn, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp. D. Diễn ra quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác động tiêu cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến nền kinh tế của các nước Đông Nam Á? A. Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu. B. Kinh tế lạc hậu, thiếu cân đối giữa các ngành kinh tếm giữa các địa phương. C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất phong kiến. D. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế và xuất hiện các giai cấp hiện đại. Câu 7. Nguyên nhân quyết định làm cho thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)? A. Quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình Việt Nam. B. Quan quân triền Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo. C. Triều đình nhà Nguyễn kiên định lãnh đạo nhân dân kháng chiến. D. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Câu 8. Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lại của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á? A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh. B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước. C. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống. D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX? A. Lãnh thổ khá rộng, đông dân. B. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên, C. Chế độ phong kiến khủng hoảng. D. Đa dạng về dân tộc và tôn giáo.

Lời giải 1 :

`*` Câu 1 : Mẫu thuẫn bao trùm lên xã hội Đông Nam Á trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là :

`Rightarrow` `A.` Nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược

`-` Các nước phương Tây như Anh, Pháp, Hà Lan và Mỹ đã xâm lược và chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á đã phải chịu sự áp bức, bóc lột và đàn áp từ các thực dân này, gây ra một mẫu thuẫn lớn giữa nhân dân và thực dân

`*` Câu 2 : Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác động từ chính sách chia để trị của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á :

`Rightarrow` `D.` Gắn kết khu vực và thế giới

`-` Các tác động của chính sách ''chia để trị '' bao gồm tranh chấp biên giới, tranh chấp lãnh thổ, xung đột sắc tộc và tôn giáo, nhằm tạo ra mâu thuẫn và phân chia dân tộc, tôn giáo, vùng lãnh thổ để kiểm soát và chiếm đóng khu vực

`*` Câu 3 : Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: In-đô-nê-xi-a (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã :

`Rightarrow` `B.` mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

`-` Các đảng cộng sản ở các nước này đã lấy chủ nghĩa Marx - Lenin làm cơ sở lý thuyết và đặt mục tiêu xây dựng chế độ XHCN

`*` Câu 4 : Nội dung nào sau đây là điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX :

`Rightarrow` `A.` Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến

`-` Phong trào đấu tranh này tập trung vào việc giành lại độc lập và tự chủ cho các quốc gia Đông Nam Á, chống lại sự chiếm đóng và áp bức từ các thực dân phương Tây

`*` Câu 5 : Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là :

`Rightarrow` `A.` Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến 

`-` Các phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đều nhằm chống lại sự ách đô hộ và áp bức của các thực dân phương Tây, nhưng không có khuynh hướng tư sản hay mục tiêu lật đổ hoàn toàn ách cai trị của thực dân Pháp

`*` Câu 6 : Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tác động tiêu cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến nền kinh tế của các nước Đông Nam Á :

`Rightarrow` `C.` Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất phong kiến

`-` Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã góp phần vào việc chuyển biến cơ cấu kinh tế và xuất hiện các giai cấp hiện đại trong các nước Đông Nam Á

`*` Câu 7 : Nguyên nhân quyết định làm cho thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884 ) :

`Rightarrow` `D.` Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam

`-` Trong quá trình xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã tổ chức kháng chiến quyết liệt và không chịu khuất phục trước sự xâm lược của thực dân Pháp

`*` Câu 8 : Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lại của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á :

`Rightarrow` `C.` Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống

`-` Chính quyền thực dân thường áp đặt văn hóa, giáo dục và ngôn ngữ của họ lên các dân tộc bị thôn tính, dẫn đến sự mất mát và xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Đông Nam Á.

`*` Câu 9 : Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX :

`Rightarrow` `C.` Chế độ phong kiến khủng hoảng

`-` Nguyên nhân chính dẫn đến việc xâm lược các nước Đông Nam Á bao gồm lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng về dân tộc và tôn giáo

`circ` $Angelique$

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK