Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Câu 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? Câu...
Câu hỏi :

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? Câu 2: Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng có như vậy thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội Câu 3: Dựa vào Alat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 2002-2007

Lời giải 1 :

câu 1:

a. Trồng trọt.
               - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
               - Cơ cấu: đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
               - Cây công nghiệp:
               + Chè: có diện tích  chè lớn nhất  cả nước (chiếm 62% diện tích trồng chè của cả nước). Phân bố: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)...
               + Hồi, thuốc lá: Trồng nhiều ở biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn
               - Cây dược liệu, cây ăn quả: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
               - Cây lương thực : Lúa ngô là cây lương thực chính
               - Cây ăn quả có nhiều loại đặc sản như: đào (Sa Pa), hồng (Lạng Sơn), mận (Yên Bái), bưởi (Phú Thọ),  trồng rau và sản xuất hạt giống rau ở Sa Pa..

b.Chăn nuôi.
               - Trâu được nuôi nhiều ở khu vực Đông Bắc. Đàn trâu của vùng chiếm > 50% đàn trâu cúa cả nước.
               - Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò cả nước. bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.
               - Đàn lợn của vùng chiếm 21,4 % đàn lợn của cả nước (2005).

câu 2:

- Thuận lợi:

  • Đất phù sa màu mỡ.
  • Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
  • Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau.
  • Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
  • Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú, có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi (Cái Lân), có các địa điểm du lịch nổi tiếng như biển Hải Phòng, Thái Bình...

- Khó khăn:

  • Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.
  • Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
  • Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...

câu3: bn tự làm nhé

Lời giải 2 :

1.

* Tình hình phát triển ngành nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

Sản phẩm đa dạng cra nhiệt đới cận nhiệt và ôn đới.

Nhiều sản phẩm được thị trường ưa chuộng như chè, hồi, quế.

Nghề trồng rừng phát triển.

Là vùng nuôi nhiều trâu, bò, lợn (số liệu SGK).

Nghề nuôi thủy sản phát triển ven biển tỉnh Quảng Ninh.

2.

* Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội:

Về đất đai, vùng đồng bằng sông Hồng là nơi có địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng, khá là bằng phẳng nên thuận lợi cho phát triển tất cả các ngành kinh tế và dân cư sống tập trung.

Về khí hậu, vùng đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, tạo điều kiện để đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp.

Về mạng lưới sông ngòi, mạng lưới sông ngòi ở vùng đồng bằng sông Hồng khá dày đặc, có nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. 

Về sinh vật, hệ sinh thái: Ở vùng này các loại sinh vật khá phong phú.

Về tài nguyên khoáng sản thì tài nguyên khoáng sản ở đây không nhiều.

* Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng có khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội:

Điều kiện thuận lợi nên dân số tập trung ở khu vực này khá đông và đi kèm với khu vực có những thành phố lớn nên mật độ dân số cao khiến cho đất đai ở đây không đáp ứng đủ cho bình quân đầu người ở nơi đây.

Địa hình thấp và có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài. Hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng.

Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt làm thiệt hại lớn đến mùa màng, đường sá, hệ thống cầu cống, các công trình thủy lợi, đê điều.

Việc thiếu khoáng sản, nguồn tài nguyên tại chỗ hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên liệu từ những vùng khác là một trong những khó khăn của vùng.

3. Do không có Alat 

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK