Giải thích:
**-** Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
**-** Là một công dân đang ngồi trên ghế nhà trường để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước em cần phải:
**+** Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Xây dựng cho bản thân động cơ, quyết tâm, phương pháp học tập góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước
+ Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, ra sức học tập nắm bắt kĩ thuật công nghệ để sau khi ra trường phục vụ trực tiếp sự nghiệp CNH HĐH.
+
`***` Tham khảo :
`-` Vì :
`+` Là quá trình chuyển đổi nền sản xuất và xã hội từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.
`+` Là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong thời gian tới.
`+` Phải gắn liền với hiện đại hóa để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế - xã hội so với các nước phát triển, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
`-` Là một công dân đang ngồi trên ghế nhà trường em cần phải :
`+` Học tập nghiêm túc, rèn luyện kỹ năng, nâng cao kiến thức, đặc biệt là về khoa học - công nghệ, để trở thành nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
`+` Tham gia các hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp.
`+` Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.
`+` Tôn trọng pháp luật, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, gìn giữ hòa bình, hợp tác và hội nhập quốc tế.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2024 Giai BT SGK