Trang chủ GDCD Lớp 12 Em hiểu thế nào là: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?...
Câu hỏi :

Em hiểu thế nào là: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?

Lời giải 1 :

Giải thích:

- Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, từ khi thành lập Đảng đến nay Đảng ta luôn kiên định lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về cơ bản là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN, trong nền sản xuất xã hội đang vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội theo định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của chúng.

- Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, từ khi thành lập Đảng đến nay Đảng ta luôn kiên định lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về cơ bản là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN, trong nền sản xuất xã hội đang vận động đi lên CNXH, cũng có nghĩa ở đó còn tồn tại ở mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội theo định hướng đi lên CNXH. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của chúng.

Lời giải 2 :

`***` Tham khảo :

`-` Theo em hiểu, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp, trong đó Việt Nam không theo phương thức trực tiếp từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải đi qua các bước trung gian, bắc những "chiếc cầu nhỏ" để tiếp thu và kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế vận động tiến bộ của thời đại và điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK