Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 THƠ TRÀO PHÚNG. ĐỀ SỐ 1 Đọc văn bản: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ và trả lời...
Câu hỏi :

THƠ TRÀO PHÚNG. ĐỀ SỐ 1 Đọc văn bản: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ và trả lời câu hỏi: Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng Lúc bình Tây, cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên Đô môn giải tổ chi niên Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng Được mất dương dương người tái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không tiên, không vướng tục Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông! Câu 1: Tên hiệu của Nguyễn Công Trứ là: A. Ức Trai B. Ngộ Trai C. Ngọc Trai D. Thanh Hiên Câu 2: Những biểu hiện của sở thích khác thường, trái khoáy trong mười câu thơ tiếp theo là gì? A. Cưỡi bò đeo đạc ngựa B. Đi chùa có gót tiên theo sau C. Uống rượu, ca hát D. Đáp án A và B Câu 3: Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của bài thơ "Bài ca ngất ngưởng"? A. Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. B. Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống. C. Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại. D. Bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan. Câu 4: Thể loại văn học nào sau đây không đúng với "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ? A. Ca trù B. Hát nói C. Hát xoan (hát xuân) D. Hát ả đào Câu 5: Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã khoe những danh vị gì mà ông đạt được? A. Thủ khoa B. Tham tán C. Tổng đốc Dương D. Tất cả các đáp án trên. Câu 6: Câu thơ Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa B. Hoán dụ C. Nói tránh D. Ẩn dụ GIẢI THÍCH: Vào lồng là hình ảnh ẩn dụ, diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ. Làm quan được xem là bị giam hãm trong lồng, mất tự do, nhưng đó là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi. Câu 7: Ông Hi Văn trong câu thơ Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng là ai? A. Nguyễn Công Trứ B. Cao Bá Quát C. Nguyễn Khuyến D. Nguyễn Đình Chiểu GIẢI THÍCH: Hi Văn là biệt hiệt của Nguyễn Công Trứ Câu 6: Theo em, từ ngất ngưởng trong bài thơ của Nguyễn Công Trứ được hiểu như thế nào? A. Nguyễn Công Trứ giữ chức quan cao vì vậy sợ ngồi không vững. B. Cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu, gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ, cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ. C. Nguyễn Công Trứ làm bài thơ này khi ngồi ở trên núi cao chênh vênh. D. Tất cả đều đúng Câu 7: Nhận định sau đây đúng hay sai? Có thể coi các câu thơ 3, 4, 5 ,6 là một sự tổng kết toàn bộ quãng đời oanh liệt của Nguyễn Công Trứ ở chốn quan trường qua giọng thơ kiêu hãnh và khinh bạc. Đó là thái độ ngất ngưởng, cao ngạo của một con người vừa tự tin vào tài năng, nhân cách mình, vừa coi nhẹ danh vọng chốn phù vân ngay khi đang ở đỉnh cao danh vọng, khi đang sống giữa hư vinh A. Đúng B. Sai - Giải thích: Nguyễn Công Trứ tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn (khi thủ khoa, thao lược). Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng, khác đời ngạo nghễ của một khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì, lí tưởng. Câu 7: Từ ngất ngưởng được lặp lại bao nhiêu lần? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8: Từ ngất ngưởng trong câu Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng thể hiện phẩm chất gì của tác giả Nguyễn Công Trứ lúc đang ở triều? A. Tự ti B. Tự kiêu C. Tự hào D. Tự tin

Lời giải 1 :

1B

2B

3D

4C

5D

6D

7A

6B

7A

7C

8C

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK