Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Lập dàn ý chi tiết phân tích , cảm nhận của em về đoạn thơ sau Quê hương anh nước...
Câu hỏi :

Lập dàn ý chi tiết phân tích , cảm nhận của em về đoạn thơ sau Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!

Lời giải 1 :

`I` Mở bài:

- Dẫn dắt

- Giới thiệu chung

`II` Thân bài:

 Ý 1:

- Dẫn dắt

- Khái quát về tác giả, tác phẩm

Ý 2:

- Thành ngữ "nước mặn, đồng chua" - "đất cày lên sỏi đá" đã nói lên xuất thân từ tầng lớp nhân dân của các anh lính cụ Hồ. Cũng thể hiện sự nghèo khó, gian khổ của các anh. Như vậy sự đồng cảnh, sự chung giai cấp chính là cơ sở cho tình đồng chí keo sơn, gắn bó, son sắc.

- Hai từ "Anh" - "Tôi" đã thể hiện cho sự thân thiết, đồng cam cộng khổ, tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của các anh bộ đội trên chiến trường ác liệt.

- "Xa lạ" - "Quen nhau" - " Tri kỉ" : Thể hiện mối quan hệ của các anh từ những người xa lạ nhưng cùng chung lý tưởng cao đẹp là kháng Pháp vệ quốc và từ đó các anh đã gặp nhau. Trải qua bao khó nhọc, gian truân thì các anh đã trở thành những người bạn thân, những người bạn tri kỷ.

- "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" chính là cách nói giàu hình ảnh gợi lên những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của cả dân tộc.

- "Đêm rét chung chăn" vừa vẽ nên hình ảnh các anh bộ đội cùng nhau vượt qua gian nan, thử thách và cũng nói lên sự thiếu thốn về vật chất nơi chiến khu. Nhưng tất cả không là gì khi các anh đều đồng sức đồng lòng, tỏa ra hơi ấm của tình đồng đội sưởi ấm cho nhau, cùng nhau nắm tay vượt qua gian khó.

- Đồng chí! là câu thơ ngoài lề. Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, cùng có lý tưởng cao đẹp, cùng chung mục đích sống. Câu thơ đã thể hiện cảm xúc dồn nén, tha thiết của nhà thơ Chính Hữu và cũng là "điểm nhãn" của cả bài thơ. Chính dòng thơ này đã khắc sâu hình ảnh thiêng liêng của những người đồng đội nơi chiến trường hiểm ác.

Ý 3:

- Khái quát nghệ thuật.

`III` Kết bài

- Khái quát nội dung

- Cảm nhận về tác phẩm

@newspacelucy

Lời giải 2 :

`1.` Mở bài : Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ trên

`2.` Thân bài

- Nhà thơ đi vào lí giải cơ sở hình thành của tình đồng chí giữa những người lính :

+ Cơ sở 1 ( chung nguồn gốc, xuất thân ) :

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

- Sử dụng cấu trúc đăng đối giữa 2 câu thơ

- Sử dụng thành ngữ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá" để chỉ những làng quê nghèo, lạc hậu :

+ nước mặn đồng chua : vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

+ đất cày lên sỏi đá : nơi đồi núi, trung du, đất đá cằn cõi, xơ xác, khó canh tác.

=> Giọng thơ giản dị, mộc mạc, tâm tình như là lời tâm sự giữa "anh với tôi"

______

Cơ sở 2 ( chung lí tưởng, nhiệm vụ ) :

" Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

- Vẫn tiếp tục sử dụng cấu trúc đăng đối

- Sử dụng biện pháp hoán dụ, điệp ngữ ở câu thơ "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" :

- Điệp từ "Súng, bên, đầu"

- Súng = nhiệm vụ, đầu = lí tưởng ( Hoán dụ )

-> Tạo âm điệu khoẻ, chắc, mạnh mẽ

=> Họ vốn chẳng quen nhau nhưng lí tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội

_____

Cơ sở 3 ( chung cảnh ngộ hiện tại ) :

"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

- Liên hệ với câu trước "Anh với tôi đôi người xa lạ", tại sao nhà lại không dùng từ "hai" thay cho từ "đôi" ?

- Để :

* Nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ, lúc nào cũng hiểu lẫn nhau, và sợi dây tình cảm lúc nào cũng bền chặt, thắm thiết.

"Đêm rét chung chăn" : bút pháp tả thực, hiện thực

-> Tả cảnh thực những cơn đêm rét kéo dài đến thấu xương tại khu "rừng hoang sương muối" ( khó khăn, thiếu thốn )

=> Tuy vậy vẫn ngời lên được sự ấm áp của tình người, trở thành niềm vui và thắt chặt trái tim của những người đồng chí để rồi trở thành "đôi tri kỉ"

=> Cuối cùng trở thành mối quan hệ cao đẹp nhất : Tình "đồng chí "

__

* Kết thúc việc lí giải tình đồng chí, nhà thơ chỉ viết 2 từ "Đồng chí !" ở cuối khổ thơ

- Xét về hình thức :

+ Câu thơ ngắn gọn, thuộc kiểu câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc, có dấu chấm than

- Xét về nội dung :

+ Như 1 phát hiện, 1 lời khẳng định cho 1 mối quan hệ mới, 1 tình cảm mới của những "người nông dân mặc áo lính"

+ Câu thơ cũng chính là nhan đề, là linh hồn, thể hiện chủ đề của văn bản

+ Cũng chính là cái "bản lề" ( khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí để mở ra 1 trang mới về biểu hiện của tình đồng chí )

___

Kết đoạn :

- Tóm tắt nội dung và giá trị của toàn tác phẩm.

- Tổng kết ý nghĩa của đoạn thơ đầu bài thơ Đồng chí :

Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai

- Liên hệ thực tiễn hoặc các tác phẩm khác :

"Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ,

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi Một hai

Súng bắn chưa quen,

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Lột sắt đường tàu,

Rèn thêm đao kiếm,

Áo vải chân không,

Đi lùng giặc đánh.

Ba năm rồi gửi lại quê hương."

( Nhớ - Nguyên Hồng )

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK