nêu thuận lợi và khó khăn của vị trí địa chiến lược việt nam?
* Vị trí chiến lược Việt Nam:
- Thuận lợi:
+ Nằm ở ĐNA được coi là ngã 4 đường
+ Liền kề TQ án ngữ biển Đông, cầu nối giữa ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo
+ Là địa bàn tiền tiêu của ĐNA từ phía Bắc
+ Là cửa ngõ để tiến vào bán đảo Trung Ấn từ phía Bắc và TQ từ phía Nam
- Khó khăn:
+ Thường xuyên bị nhòm ngó bị can thiệp bởi các thế lực bên ngoài
+ Là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn
thuộn lợi
– Thứ nhất về mặt tự nhiên chúng ta cùng phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ để thấy được những thuận lợi và khó khăn mà tự nhiên mang lại.
Như đã nêu, nước ta nằm ở vị trí bán cầu bắc, nằm phía trên đường xích đạo và tiếp giáp với Biển Đông vì thế mà tạo ra đặc điểm khí hậu cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Với nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thì thuận lợi đầu tiên có thể thấy là vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên (khí hậu khác nhau giữa hai miền Nam Bắc), sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật mà nước ta nhận được nguồn lợi sinh vật trù phú và giàu có về thành phần loài (cả sinh vật trên cạn và dưới biển), là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, cũng do vị trí giáp biển mà nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai đặc biệt là bão và lũ lụt. Hằng năm trung bình có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 – 10 cơn gây thiệt hại nặng nề. Việc chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) cũng khiến cho người dân gặp khó khăn trong ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế, luôn ở trong thế chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.
– Thứ hai, về ý nghĩa kinh tế – xã hội và quốc phòng của vị trí kinh tế nước ta:
Là nước nằm trên vị trí cửa ngõ của khu vực điều này tạo thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế. Nắm bắt được những thuận lợi này mà nước ta đang trên đà phát triển toàn diện.
+ Về văn hoá – xã hội: vị trí cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á, học hỏi cũng như giao lưu, làm đa dạng bản sắc dân tộc cũng như truyền bá văn hóa nước ta đến các nước khác trong khu vực.
+ Về an ninh, quốc phòng: là nước vừa giáp đất liền vừa giáp biển, nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Cộng thêm lợi thế biển ta có nhiều cảng vịnh nước sâu, thích hợp để làm các cảng quân sự vì thế mà Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Từ xưa cũng đã có nhiều trận đánh mà ông cha ta lợi dụng vị trí địa lý là các cửa sông để đánh tan giặc ngoại xâm (Trận đánh sông Bạch Đằng).
+ Về kinh tế: Nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực đang phát triển với nền kinh tế trẻ, năng động, lại nằm ở vị trí thuận lợi và giao lưu giữa các nước nên thuận lợi cho nước ta quá trình hội nhập và giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế. Vận chuyển hàng hóa đường hàng không và đường biển cũng ngày càng phát triển khi nước ta nằm ở vị trí đắc địa này.
Khó khăn:
Như đã phân tích ở trên thì vị trí địa lý đưa đến cho nước ta những thuận lợi nhưng đồng thời cũng có mặt trái khi có những khó khăn cho đất nước. Do nước ta nằm ở khu vực nhạy cảm, từ trước đến nay luôn hứng chịu các cuộc xâm lược, đô hộ 1000 năm. Cho đến nay các vấn đề chính trị, biển Đông đã và đang diễn ra gay gắt. Điều này buộc nước ta phải luôn chú trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước (chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…). Cụ thể là vấn đề tranh chấp biển đảo những năm gần đây liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.
Bên cạnh khó khăn về chính trị khi nằm ở vị trí nhạy cảm, vị trí này cũng khiến cho nước ta phải hứng chịu nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở…) khiến cho người dân phải luôn trong tình trạng phòng tránh thiên tai, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và đời sống, khó khăn trong việc ổn định đời sống.
Như vậy, qua nội dung đã phân tích nêu trên thì nước ta nằm ở vị trí vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng không kém khó khăn trong khu vực.
Đất nước Việt Nam, nằm trong khu vực với khí hậu nhiệt đới, là một thực thể khá đặc biệt và đa dạng. Bản chất của khí hậu ở đây không chỉ dừng lại ở việc nhận lượng nhiệt và ánh nắng mặt trời lớn suốt cả năm, mà còn phản ánh rõ sự đa dạng địa lý và điều kiện khí hậu trên khắp đất nước.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK