Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi sau : 1) Hình ảnh nào đã khơi nguồn cảm xúc...
Câu hỏi :

Đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi sau :

1) Hình ảnh nào đã khơi nguồn cảm xúc của nhà thơ?

2) Tác giả dùng từ ngữ nào để miêu tả ngọn lửa? Từ ngữ đó gợi cho em hình ảnh và cảm xúc gì?

3) Tình cảm của cháu đối với bà được thể hiện qua câu thơ nào?

4) Cụm từ biết mấy nắng mưa được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và gợi cho em suy nghĩ gì?

5) Qua cách biểu cảm trực tiếp bằng từ "thương và hình ảnh ẩn dụ em thấy được tình cảm của ng­ười cháu dành cho bà là gì?

6) Như vậy, hình ảnh bếp lửa mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì? Tình cảm của tác giả ra sao ?

bài Bếp Lửa lớp 9

Lời giải 1 :

1)

Hình tượng “bếp lửa”

2)

- Gắn với hình ảnh bếp lửa là những tính từ:

+ “chờn vờn” – nhắc tới một ngọn lửa khi tỏ khi mờ, ngọn lửa mềm mại nhưng thật quyết liệt và mạnh mẽ, nó phù hợp để diễn tả  được tâm trạng của nhà thơ có một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến và cả những bồi hồi, thổn thức khi ký ức ùa về;

+ “ấp iu” – gợi nhắc về một tình cảm chắt chiu, một sự trìu mến, nâng niu với biết bao ôm ấp, chở che, vỗ về;

+ “nồng đượm” – gọi tên sự nồng hậu thắm thiết đượm đà của tình cảm.

→ Cả ba tính từ đã biến bếp lửa trở thành một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng bởi bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà không phải bởi sự tương đồng mà còn cả sự gắn kết. 

Nhắc đến bếp lửa là nhắc đến người bà và ngược lại.

3)

- Câu thơ thứ 3 "cháu thương biết mấy nắng mưa" 

4)

Nghệ thuật ẩn dụ " nắng mưa" , cùng cụm từ"biết mấy" đã gửi gắm biết bao sự trân trọng , biết ơn của cháu với những vất vả , hi sinh không thể đong đếm nổi của bà . Nhớ về bếp lửa mà lòng cháu nghẹn ngào cảm xúc , giọng thơ ngân dài vang xa như nỗi nhớ đang trải dài theo không gian và thời gian 

5)

Câu thơ thứ 3 chỉ cần một chữ “thương” mà mang theo cả một dòng nước mắt vì nhớ, vì thương và  vì cả xót xa; nỗi nhớ đã đẩy thành tình thương và tình cảm này tỉ lệ thuận với những nắng mưa (khó nhọc) mà đời bà đã đi qua.

_ Như vậy, những ký ức, kỉ niệm ùa về với đứa cháu đều bắt đầu từ tình cảm thương bà

6)

- Hình ảnh bếp lửa có mặt ngay ở đầu hai dòng thơ khiến hình ảnh bếp lửa dường như có thật đang hiện hữu và từ đó khiến người đọc chợt vỡ lẽ nỗi nhớ cồn cào, da diết có thể khiến kí ức thức dậy, khiến kỉ niệm phục sinh, khiến quá khứ trở thành hiện tại.

- Trong bài thơ, bếp lửa là hình tượng trung tâm, có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, tượng trưng cho bà, vẻ đẹp của bà cũng như tình cảm của hai bà cháu. Hình tượng này được nhắc lại đến 10 lần với nhiều tầng ý nghĩa.

+ Trước hết, đó là một hình ảnh có thật, quen thuộc trong mỗi gian bếp của gia đình Việt Nam. Đó là bếp lửa được đun bằng củi để nấu những bữa ăn, và xua đi mùa đông giá.

+ Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh của người bà, gắn với những kỉ niệm thân thương của tình bà cháu

. xin hay nhất 

Lời giải 2 :

1)

- Hình ảnh đã khơi nguồn cảm xúc của nhà thơ: hình ảnh bếp lửa

2)

- Từ ngữ tác giả dùng để miêu tả ngọn lửa: chờn vờn, ấp iu

- Từ ngữ đó gợi cho em hình ảnh và cảm xúc: 

+ chờn vờn: gợi hình ảnh bếp lửa có thực, ngọn lửa bập bùng, không rõ hẳn

+ ấp iu: gợi bàn tay khéo léo, nâng niu, kiên nhẫn 

3)

- Tình cảm của cháu đối với bà được thể hiện qua câu thơ: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!"

4)

- Cụm từ "biết mấy nắng mưa" được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ ( nắng mưa - khó khăn, vất vả hi sinh)

-> Gợi cho em suy nghĩ về những lam lũ, vất vả, hi sinh trong suốt cuộc đời đã qua của người bà

5)

- Qua cách biểu cảm trực tiếp bằng từ "thương và hình ảnh ẩn dụ em thấy được tình cảm của ng­ười cháu dành cho bà là: yêu thương bà sâu sắc. Đồng thời, biết trân trọng những hi sinh, vất vả của bà, hiểu được những khó khăn, lam lũ mà bà đã phải trải qua trong suốt cuộc đời.

6)

- Hình ảnh bếp lửa mở đầu bài thơ có ý nghĩa:

+ khơi nguồn dòng cảm xúc của nhà thơ. Gợi nhà thơ nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu, bên bà và bếp lửa. Khẳng định trong tâm trí tác giả, hình ảnh bếp lửa và bà luôn hiện hữu, khắc sâu, là kí ức không bao giờ quên được.

+ là biểu tượng của gia đình, quê hương, cội nguồn

+ là tình cảm bình dị mà thiêng liêng của bà dành cho cháu

- Tình cảm của tác giả: hoài niệm về quá khứ gian khổ thời xa xưa. Trân trọng, biết ơn những gì đã qua. Luôn ghi nhớ công ơn của người bà, khắc sâu hình ảnh bếp lửa trong tâm trí.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK