Quê em có cánh đồng lúa trải dài mênh mông. Hàng năm, mỗi mùa hai vụ, bàn tay cần mẫn và khéo léo của các cô, các bác nông dân đã chăm cho những vạt lúa xanh tốt. Vào độ tháng hai lúa bắt đầu trổ bông, thành hạt, đến những ngày cuối xuân, đầu hạ cũng là lúc mà người người chuẩn bị thu hoạch. Đồng lúa lúc vào mùa gặt thật sôi động
Tờ mờ sáng, khi màn sương đang giăng mắc trên từng con đường quê thì những người nông dân đã rủ nhau ra đồng gặt lúa. Mọi người đều bảo nhau đi gặt sớm để nhanh hoàn thành công việc nhằm tránh cái nắng nực thiêu đốt của ngày hè. Người tay liềm, tay nón, người mang theo xe bò, máy tuốt,...ai cũng vội vã theo con đường quen thuộc ra nương lúa của mình. Những vạt lúa trải dài, màu vàng xuộm mênh mông, từng bông lúa nặng trĩu hạt, cong mình xuống. Tiếng bác trưởng thôn phấn khởi nói với bà con "Vụ mùa này chắc bội thu lắm đây" , ai cũng vui mừng nhìn xuống vạt ruộng của mình, trong ánh mắt lấp lánh niềm vui khi chạm vào những hạt lúa chắc nịch của thiên nhiên.
Mọi người bắt đầu tiến hành gặt lúa. Những bàn tay cầm từng nắm lúa, chiếc liềm thoăn thoắt đều tay. Phút chốc, từng ôm lúa được xếp đều đặn trên những phần ruộng đã gặt. Những chiếc nón lá thấp thoáng sau vạt lúa, thỉnh thoảng một vài chị tranh thủ lấy tay lau vội những giọt mồ hôi rơi. Một vài bác trai và những anh thanh niên khoẻ được phân công nhiệm vụ bó lúa và chất lúa lên xe. Ai cũng cố gắng làm thật tốt nhiệm vụ của mình để nhanh chóng xong công việc trước khi mặt trời lên quá cao. Dù bận rộn, tất bật với công việc nhưng họ vẫn không quên trêu đùa, nói chuyện với nhau cười rôm rả. Những tiếng cười ấy xua tan đi bao nỗi mệt nhọc, xua tan đi cái nắng của trời hạ oi ả.
Đối lập với sự vội vã, tất bật của người nông dân là những chú bò, chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, vẻ điềm nhiên tận hưởng món ăn một cách đầy ngon lành, thong dong. Thỉnh thoảng trâu mẹ dừng lại, nhìn quanh rồi cất tiếng gọi nghé con đang rong ruổi chơi cùng bạn quay về. Những đàn cò trắng bay bay bay rồi ngờ sà xuống một thửa ruộng nào đó, cảnh thật bình yên. Triền đê cỏ xanh mướt, những cậu bé mục đồng tranh thủ lúc rảnh rỗi xúm lại chơi bắn bi. Xa xa vọng lại tiếng hát của ai nghe xao xuyến lạ thường "...... Hò ơ.... ơ.... ơ...bàn tay ta gieo lấy mầm xanh, gieo niềm tin ở ngày mai sáng tươi với tình yêu thương ta bắt rừng hoang nuôi ta đi giết thù bảo vệ trời quê. Hò ơ.... Đôi tay anh hùng bạt núi ngăn sông, đôi chân anh hùng đập tan quân thù. Mùa lúa chín dồn vang khúc quân hành ca ta đang đi về trong chiến thắng."
Trời đứng bóng cũng là lúc mọi người gặt xong, mới đây thôi còn thấy những vạt ruộng vàng xuộm lúa mới thì nay chỉ còn những góc rạ trắng trơ trọi trên đồng. Đúng là "có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Những xe lúa được chất đầy nối đuôi nhau kéo về. Rồi mai đây thôi, chúng sẽ thành những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon lành và thơm nức vị lúa mới. Các bác nông dân hớn hở tự hào vì bão tháng ngày vất vả chăm bón cũng nhận lại được thành quả đầy xứng đáng. Những niềm vui bình dị và giản đơn ấy đã khiến người ta quên đi hết thảy bao vất vả, nhọc nhằn ngày lúa vào vụ.
Kỉ niệm về cánh đồng lúa mùa gặt luôn là kí ức đẹp mà em không bao giờ quên. Những hạt lúa, bát cơm, cảnh ruộng đồng, nương lúa đã gắn bó và trở thành điều thiêng liêng trong em. Nhờ đó mà em thêm yêu cuộc sống, yêu những con người lao động thật thà, chân chất quê hương mình.
3. Tả cảnh mùa gặt ở quê em, mẫu số 3:
Khi những bông lúa dần cúi mình xuống, hạt lúa đổi từ màu xanh sang màu vàng xuộm cũng là lúc vụ mùa gần kết thúc, mọi người bước vào công đoạn thu hoạch.
Cả cánh đồng lúc này nhuộm một màu vàng rực rỡ, chỉ có đôi ba vạt vì gieo muộn nên còn nhạt màu hơn. Những hạt lúa chắc nịch, tròn và nặng, những bông lúa phải gồng mình xuống để giữ lấy những hạt ngọc tinh túy của đất trời. Các bác nông dân cầm theo công cụ nào liếm, nào nón, nào mũ, nào lạt và một vài chai nước để uống phòng khi khát trong lúc làm việc. Ra tới thửa ruộng mình, mọi người tiến hành gặt lúa, những tiếng "xoẹt" ," xoẹt",...bắt đầu vọng ra cũng là lúc những ôm lúa dần xuất hiện. Mọi người vừa gặt vừa trò chuyện với nhau, cười nói vui vẻ. Những làn gió nhẹ lướt qua mang theo hơi mát nhẹ nhàng trong không gian, xua bớt đi cái nóng của ngày hạ tháng 7. Dù lưng đã ướt đẫm mồ hôi, đôi tay đã có phần mỏi mệt nhưng các bác, các cô vẫn cố gặt cho xong thửa ruộng. Thương biết bao người nông dân quê em, cần cù, chịu khó, nào ngại vất vả, nhọc nhằn.
Khi trời dần xế bóng, hoàng hôn dần buông cũng là lúc vạt lúa được gặt xong. Mọi người lại hối thúc nhau ôm lúa lên lề đường để tuốt. Máy tuốt đang đợi sẵn chờ lúa về. Khi lúa chất xong, bác nông dân lại ôm từng ôm lúa cho vào miệng máy tuốt. Phút chốc, những hạt lúa vàng chảy vào thúng được đặt sẵn, cô nông dân lại nhanh chóng trút từng thúng lúa cho vào bì, đợi bì đầy rồi buộc lại. Cứ lặp lại như thế cho đến khi hết lúa, thóc không còn ra và những bì đầy thóc bên cạnh cũng là lúc hoàn thành công việc. Chiếc xe bò chất đầy những bao lúa trở về nhà khi trời đã nhá nhem tối. Ai nấy đều mệt lả nhưng nhìn thành quả đạt được đều vui vẻ, phấn khởi. Bác Năm cạnh nhà em còn bảo : "Năm nay vụ mùa thắng lớn, thửa ruộng của bác năm ngoái có 15 bao mà nay lên hẳn 20 bao, vui lắm, vui lắm".
Quê hương em ngày mùa dù có tất bật đó, vất vả đó những chưa bao giờ em thấy hay nghe một ai than vãn về sự mệt nhọc. Phải chăng những nắng gió đồng quê bao năm đã tôi luyện cho những con người ấy bản lĩnh vượt qua nhọc nhằn, gian khó và niềm tin yêu, lạc quan vào cuộc sống. Em yêu cánh đồng lúa quê em như yêu chính con người quê hương vậy, mộc mạc, chân quê mà kiên cường, chịu khó, chịu thương.
Mỗi lần về quê nội, em lại được ông bà dẫn ra đồng chơi. Với em đó là khung cảnh đẹp nhất ở que hương mình. Cánh đồng lúa ấy gồm nhiều thưở ruộng gắn liền với nhau. Chúng tạo thành từng dài chạy theo bờ sông Các bờ ruộng sát với đường đi sẽ uốn lượn theo con đường được trải nhựa, nên có những đường cong mềm mại chứ không phải là một hình chữ nhật như trong các bài toán đâu. Giữa các thửa ruộng, là các con đường nhỏ có cỏ xanh um. Cùng với đó là các con mương nhỏ dễ dẫn nước vào các thửa ruộng. Nhờ đó mà các cây lúa luông được tươi tốt. Mỗi giai đoạn khác nhau, cánh đồng sẽ có một vè đẹp khác nhau. Khi thì non xanh mơn mởn, khi thì vàng ương rực rỡ. Em yêu cánh đồng quê em lắm.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK