Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 phân tích nội dung, nghệ thuật 2 khổ thơ cuối bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy (đủ í mà ngắn...
Câu hỏi :

phân tích nội dung, nghệ thuật 2 khổ thơ cuối bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy (đủ í mà ngắn gọn)

Lời giải 1 :

 “Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng”

- Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt.

- Từ “mặt” ở cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho ý thơ: 

+ Khuôn mặt đó là khuôn mặt của tri kỉ mà nhân vật trữ tình đã lãng quên.

+ Mặt đối mặt đó còn là quá khứ đối diện với hiện tại, tình nghĩa thủy chung đối diện với vô tình lãng quên.

Cuộc đối thoại không lời trong khoảnh khắc, phút chốc ấy đã khiến cho cảm xúc dâng trào. Cụm từ “rưng rưng” đã diễn tả nỗi xúc động đến nghẹn ngào, thổn thức trong cảm xúc của nhân vật trữ tình

 “Như là đồng là bể

Như là sông là rừng”

Cấu trúc song hành (như là... là...), cộng với biện pháp tu từ so sánh (như)điệp ngữ (như là, là) và liệt kê (đồng, bể, sông, rừng) diễn tả những dòng kí ức về một thời gắn bó, chan hòa với thiên nhiên bỗng từ từ ùa về.

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh”:

+ Diễn tả vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng giữa thiên nhiên bao la.

+ Bên cạnh đó, còn tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn mặc cho con người thay đổi, vô tình.

Nghệ thuật nhân hóa “ảnh trăng im phăng phắc” gợi đến một cái nhìn nghiêm khắc song cũng đầy bao dung độ lượng. Sự im lặng ấy khiến cho nhân vật trữ tình “giật mình” thức tỉnh.

Từ “giật mình” chính là một sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong ý thơ:

+ Giật mình là cảm giác tâm lí của một người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của mình.

+ Giật mình là để nhớ lại quá khứ, để ăn năn tự trách, tự thấy cần phải thay đổi cách sống.

+ Giật mình cũng là để tự nhắc nhở bản thân phải trân trọng những gì đã qua để làm bước đệm cho ngày hôm nay.

 =>   Bài thơ “Ánh trăng”, mà đặc biệt là ở khổ cuối đã dồn nén biết bao tâm sự, suy ngẫm, triết lí sâu sắc. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.

Lời giải 2 :

Từ tình huống bất ngờ đã mở ra dòng cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình:

- Câu thơ "Ngửa mặt lên nhìn mặt" tái hiện tư thế tập trung, chú ý, mặt đối mặt.

    + Từ "mặt" mang nhiều ý nghĩa: là khuôn mặt tri kỉ mà nhân vật đã lãng quên, là khuôn mặt của quá khứ, của nhân dân, của đồng đội

    + "Mặt đối mặt" là quá khứ đối với hiện tại, tình nghĩa đối với vô tình

- Điệp cấu trúc "như là" kết hợp so sánh, liệt kê "đồng, sông, bể, rừng" để diễn tả dòng kí ức của một thời đang tuôn trào, ùa về trong tiềm thức

Từ những xúc động nghẹn ngào, nhà thơ đã bộc lộ suy ngẫm sâu sắc: 

- Hình ảnh "trăng cứ tròn vành vạnh" nhằm tả thực vầng trăng tròn trên trời đêm, mà còn tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình, vẹn nguyên mặc cho con người đang thay đổi, vo tình quên đi quá khứ

- Hình ảnh nhân hoá "Ánh trăng im phăng phắc" gợi một cái nhìn nghiêm kắc, song cũng đầy bao dung

- Sự im lặng phía trên đã khiến cho nhân vật trữ tình giật mình:

  + Giật mình nhận ra sự vô tình của bản thân

  + Giật mình để nhớ lại quá khứ, ăn năn tự trách và cảm thấy bản thân cần thay đổi
  + Giật mình để nhắc nhở bản thân không được quên những gì xảy ra và trân trọng nó

Mong được CTLHN ạ

#Keisha

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK