Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Qua bài thơ ''Bếp Lửa'' e hãy trả lời câu hỏi dưới đây 1, Hình ảnh xuyên suốt bài thơ...
Câu hỏi :

Qua bài thơ ''Bếp Lửa'' e hãy trả lời câu hỏi dưới đây 1, Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì 2, Hình ảnh người bà và bếp lửa hiện lên trong tâm trí người cháu qua những thời điểm nào. 3, hình ảnh người bà được miêu tả qua những chi tiết nào. 4, Qua đây em cảm nhận về hình ảnh người bà ra sao. 5, Bài thơ sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật gì. 6, Tác phẩm gửi đến người đọc bức thông điệp gì. 7, Hãy tìm một số bài thơ viết về hình ảnh người bà. GIÚP MÌNH VỚI Ạ

Lời giải 1 :

`1,` Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là hình ảnh người bà thân yêu bên hình ảnh bếp lửa.

`2,` Hình ảnh người bà và bếp lửa hiện lên trong tâm trí người cháu qua những thời điểm:

`+` "Lên bốn tuổi" `->` Kỉ niệm năm `4` tuổi

`+` "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa" `->` Kỉ niệm năm `8` tuổi

`+` "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi" `->` Kỉ niệm năm giặc đốt làng

`+` "Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ" `->` Kỉ niệm sau nhiều năm gắn bó với bà và bếp lửa

`+` "Giờ cháu đã đi xa" `->` Dù đã đi xa nhưng hình ảnh người bà và bếp lửa vẫn hiện lên trong tâm trí người cháu

`3,` Hình ảnh người bà được miêu tả qua những chi tiết: 

`+` "Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe 

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học" `->` Tình yêu thương vô bờ bến, bao la dành cho người cháu khi những năm tháng chiến tranh, ba mẹ phải xa nhà, do đó chỉ có bà là điểm tựa tinh thần, nguồn suối yêu thương, bà vừa làm cha vừa làm mẹ chăm sóc, dạy dỗ cháu khôn lớn.

`+` "Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh

"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, 

Mày viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"" `->` Lời dặn của bà tuy giản dị nhưng chất chứa bao tình cảm tha thiết, bà không muốn những người con ở chiến trường vì phải lo lắng cho quê nhà mà ảnh hưởng đến công việc, bà một mình cam chịu vất vả, cực nhọc, lặng lẽ hi sinh cho con cháu và cho đất nước.

`+` "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen"

`+` "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm" `->` Nhấn mạnh cuộc đời long đong, lận đận, những gian truân vất vả của bà. Dù thời gian có trôi qua bao nhiêu thì bà vẫn giữu thói quen dậy sớm nhóm bếp.

`4,` Bà là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, cần cù chịu khó, tần tảo vì con vì cháu và vì đất nước. Mặc dù cuộc đời của bà đã trải qua bao nhiêu "nắng mưa, lận đận" nhưng bà luôn lạc quan, tin tưởng và dành những điều tốt đẹp cho con cháu, là người khơi dậy những giá trị sống tốt đẹp trong cuộc đời mỗi con người, truyền hơi ấm tình người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, sự cảm thông chia sẻ. 

`5,` Bài thơ sử dụng thành công những biện pháp tu từ và nghệ thuật.

`6,` Tác phẩm gửi đến người đọc bức thông điệp rằng phải biết trân trọng tình cảm gia đình, đồng thời cũng nêu bật lên tình yêu Tổ quốc to lớn, bên cạnh đó bài thơ còn chứa đựng đạo lí thủy chung, cao đẹp của người Việt Nam đó là uống nước thì phải nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

`7,` Một số bài thơ viết về hình ảnh người bà:

`+` Bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi! Cũng vì bà,

Vì tiếng gà cục tác,

Ổ trứng hồng tuổi thơ".

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK