Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu hỏi 1 Tiếng "tập" ghép với những tiếng nào dưới đây để tạo thành động từ? A. quán, san...
Câu hỏi :

Câu hỏi 1 Tiếng "tập" ghép với những tiếng nào dưới đây để tạo thành động từ? A. quán, san B. thể, đoàn C. tuyển, tục D. kết, thực Câu hỏi 2 Câu tục ngữ nào dưới đây nói về cách ứng xử trong giao tiếp xã hội? A. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. B. Lời chào cao hơn mâm cỗ. C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu hỏi 3 Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau: "Nhìn ra xa Bao sắc màu cỏ hoa Con thác réo Đàn dê soi đáy suối." (Theo Nguyễn Đình Ảnh) Câu hỏi 4 Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chứa cặp từ trái nghĩa? A. Tre già măng mọc B. Kề vai sát cánh C. Kính lão đắc thọ D. Kính già yêu trẻ Câu hỏi 6 Từ "tính" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "tính" trong câu sau? Trong lớp, Hồng Nhung là bạn học sinh có cá tính mạnh mẽ. A. tính nết B. phép tính C. tính khí D. bản tính Câu hỏi 7 Câu nào dưới đây có từ "cắt" được dùng với nghĩa gốc? A. Loa phường thông báo lịch cắt điện luân phiên ở xã em. B. Đoạn đường sắt cắt ngang tuyến phố rất nguy hiểm. C. Chúng ta cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết. D. Chiều nay, bố dẫn em đi cắt tóc ở nhà bác Bình. Câu hỏi 8 Đoạn thơ nào của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng miêu tả cảnh vật vào mùa xuân? A. Mây xanh vờn khắp trời Én tung niềm mơ ước Lộc biếc bén môi cười Xuân xanh màu đất nước. B. Ve đã ngưng tiếng hát Phượng kết trái đầy cành Sen cũng vừa tra hạt Lá phai dần sắc xanh. C. Chiều nay bạn gió Mang nồm về đây Ôi mới đẹp thay! Phượng hồng mở mắt. D. Gió, mưa đông lạnh lắm Ùa trên khắp nẻo đường Từ góc phố thân thương Đến làng quê yêu dấu. Câu hỏi 9 Từ nào có thể thay thế cho từ "động viên" trong câu dưới đây? Cô giáo động viên cả lớp cùng nhau cố gắng trong đợt thi cuối học kì sắp tới. A. hoan nghênh B. khen ngợi C. nỗ lực D. khích lệ Câu hỏi 10 Điền "ng" hoặc "ngh" vào chỗ trống: iêm túc ược xuôi

Lời giải 1 :

Câu 1: `D.` kết, thực

→ Tập kết: Tập trung, tụ họp từ nhiều chỗ, nhiều nơi đến nơi quy định để cùng làm một nhiệm vụ.

→ Thực tập: Một giai đoạn huấn luyện, đào tạo cho công việc mới dành cho công nhân và người đi làm.

Câu 2: `B.` Lời chào cao hơn mâm cỗ

Lời chào cao hơn mâm cỗ: là lời răn dạy tiền nhân để lại, không chỉ thể hiện phép lịch sự, mà còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam.

Câu 3:

"Nhìn ra xa ngút ngát

Bao sắc màu cỏ hoa

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy suối."

(Theo Nguyễn Đình Ảnh)

Câu 4: `D.` Kính già yêu trẻ

Tiếng "trẻ" và 'già trái nghĩa với nhau.

Câu 6: `B.` Phép tính

Cá tính: chỉ những người có tính cách khác biệt với số đông.

Phép tính: Phương pháp thực tiễn để suy ra một số mới từ các số khác, theo một quy tắc nhất định.

Câu 7: `D.` Chiều nay, bố dẫn em đi cắt tóc ở nhà bác Bình.

"Cắt" chỉ: lấy một thứ sắc nhọn dùng lực tách một vật nào đó thành nhiều phần.

Câu 8: `A.` vì câu `A` tả mùa xuân.

Đặc điểm nhận dạng: mây xanh, con én, lộc biếc và chữ "XUÂN" ở dòng cuối.

Câu 9: `D.` khích lệ

Đoàn kết là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó.  

Câu 10: 

Nghiêm túc

ngược xuôi

Lời giải 2 :

Câu `1 :`

`A.` tập quán là danh từ, chỉ quy tắc của `1` dân tộc/xã hội `->` loại

`B.` tập thể là danh từ, chỉ nhiều cá nhân, hay nhiều cá thể hợp lại `->` loại

`C.` tập tục là danh từ, chỉ phong tục, tập quán `->` loại

`D.` tập kết là động từ, chỉ sự tập trung; thực tập là động từ, chỉ việc mới bắt đầu vào làm, còn đang tập, làm thử `->` chọn

`-> D`

Câu `2 :`

`A.` 

`-` Nghĩa đen : nhà sạch sẽ mát hơn, bát sạch thì ăn cơm sẽ ngon

`-` Nghĩa bóng : khuyên ta nên ăn ở sạch sẽ

`B.`

`-` Nghĩa đen : `1` lời chào sẽ cao quý hơn mâm cỗ

`-` Nghĩa bóng : chúng ta đừng tiếc `1` câu chào, `1` lời nói, có có giá trị cao hơn vật chất

`C.`

`-` Nghĩa đen : `1` giọt máu đào còn quý hơn `1` ao nước lã

`-` Nghĩa bóng : mối quan hệ người thân ruột thịt cao quý hơn mối quan hệ với người dưng nước lã

`D.`

`-` Nghĩa đen : đi đến nơi nào đó cần học hỏi mọi thứ tốt

`-` Nghĩa bóng : khuyên chúng ta cần học hỏi mọi lúc, mọi nơi

`-> B`

Câu `3 :`

`-` "ngút ngát", "ngân nga"

Nhìn ra xa ngút ngát

Bao sắc màu cỏ hoa

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy suối

Giữa ngút ngàn cây trái

Dọc vùng rừng nguyên sơ

Không biết thực hay mơ

Ráng chiều như hơi khói…

Câu `4 :`

`A.` Tre già măng mọc

`->` Không có từ trái nghĩa

`B.` Kề vai sát cánh

`->` Không có từ trái nghĩa

`C.` Kính lão đắc thọ

`->` Không có từ trái nghĩa

`D.` Kính già yêu trẻ

`->` Già >< Trẻ, già chỉ những người cao tuổi, trẻ chỉ những người còn trẻ, chưa già

`-> D`

Câu `6 :`

"tính nết", "tính khí", "bản tính" và "cá tính" là từ nhiều nghĩa

"phép tính" và "cá tính" không liên quan về nghĩa nên là từ đồng âm

Câu `7 :`

Từ "cắt" nghĩa gốc là dùng những đồ vật sắc nhọn để phân thành các mảnh

`-> D`

Câu `8 :`

`A.` Miêu tả mùa xuân ( câu cuối )

`B.` Miêu tả mùa thu ( cả đoạn )

`C.` Miêu tả mùa hạ ( do có từ "nồm" )

`D.` Miêu tả mùa đông ( cả đoạn )

`-> D`

Câu `9 :`

an ủi

`-` Động viên : Dùng lời/hành động để giúp người đang buồn giảm bớt nỗi buồn

Ngoài ra còn các từ : khích lệ, cổ vũ, ...

Câu `10 :`

`-` nghiêm túc, ngược xuôi

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK