Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng:...
Câu hỏi :

Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều

Viết thành đoạn văn với ạ (ko chép mạng). Cảm ơn nhìuuuu ạ!!

Lời giải 1 :

Trở về với phần thứ hai của Truyện Kiều(Gia biến và lưu lạc)

`-`Sau khi được anh hùng Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh,giúp nàng đền ơn trả oán,bấy giờ tất cả nhân vật nàng gặp trước kia người tốt thì được đền đáp,kẻ xấu thì bị trừng trị.Duy nhất chỉ có Hoạn Thư vợ Thúc Sinh là nàng không "trị" được bởi các lí luận chặt chẽ được Hoạn Thư đưa ra ghen tuông là tâm lí chung của đàn bà không có người vợ nào lại chia sẻ chồng của mình với người phụ nữ khác cả.Sau đó Hoạn Thư khi biết Kiều bỏ trốn đã mặc đi để nàng ra chép kinh ở Quan Âm Các.Bày tỏ nỗi lòng,nếu Hoạn Thư chung chồng với Kiều thì những xích mích,ghen tuông trong đời sống hằng ngày là điều tất yếu huống hồ là câu nói trên được thốt ra dựa trên sự khôn ngoan,sắc sảo trong từng lời nói.Cuối cùng ép Kiều đến tâm thế là nếu trị thì sẽ bị cho là nhỏ nhen nên nàng cũng đành tha cho Hoạn Thư,thừa nhận rằng ả "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời".Dựa vào các lý luận cùng với sự sắc sảo thông minh ả vừa tự bào chữa,minh oan được cho mình vừa ép Kiều phải giang lòng tốt mà tha cho.

`text{#Frozell}`

Lời giải 2 :

$\textit{#nnpa702}$

 Trong khung cảnh đối diện với Thúy Kiều, Hoạn Thư đã rất bình tĩnh đưa ra những lập luận, lí lẽ để biện minh cho bản thân mình. Lập luận của Hoạn Thư rất chặt chẽ, vừa có lí, vừa có tình, vừa nhận tội, vừa bào chữa, vừa đề cao người, lại vừa minh oan cho mình. Trước hết, Hoạn Thư đưa ra giải thích sự ghen tuông là tâm lý chung của đàn bà, để mong Kiều thấy đó là lẽ thường tình mà người phụ nữ nào cũng đều thấu hiểu. Sau đó, Hoạn Thư kín đáo kể công đã chạnh lòng thương xót mà cho Kiều ra chép kinh ở Quan Âm Các: Nghĩ cho khi gác viết kinh, dẫu biết mà không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn: Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Tiếp theo, Hoạn Thư bày tỏ nỗi lòng, chồng chung nên những hờn ghen là tất yếu, đều là cảnh chồng chung nên chẳng thể nhường nhau được. Sắc sảo và khôn ngoan hơn, cuối cùng Hoạn Thư nhận hết tội lỗi về mình và xin Kiều khoan dung. Trước những lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều phải thừa nhận ả " Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời " và chấp nhận tha thứ cho Hoạn Thư. Thông qua những lời lẽ biện minh, lập luận chặt chẽ của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã tô đậm tính cách của nhân vật, làm cho nội dung tự sự trở nên mạch lạc, khúc chiết.
`\text{Mong ctlhn, Thanks and Study Well~}`

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK