mẫu 1.
Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước là một tình cảm cao đẹp, là thứ tình cảm vô hình nhưng luôn tồn tại trong tim mỗi người, thôi thúc mỗi người cống hiến, đoàn kết cũng như tự hào dân tộc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hi sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ. Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hoà bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Bên cạnh việc cố gắng hoàn thiện bản thân thì chúng ta cần sống với lòng yêu nước, tinh thân sẵn sàng cống hiến, phát triển đất nước phồn thịnh để con cháu mai sau của ta có thể tự hào về những việc làm ngày hôm nay của ta.
mẫu 2.
Trong lịch sử những người dân khốn cùng, không có độc lập nhưng nhờ sự dẫn dắt của Đảng, niềm tin vào Đảng thì những người dân đó càng vững tin hơn vào lòng yêu nước, đoàn kết với nhau để giành lại tổ quốc, non sông. Khi đó những người chiến sĩ sẵn lòng hy sinh để bảo vệ những người dân Việt Nam. Còn trong đại dịch covid 19 thì tình yêu nước và sự đoàn kết được thấy qua hình ảnh người dân là luôn tin tưởng và làm theo những chỉ đạo cấp bách của nhà nước và Đảng. Nhân dân luôn tin tưởng những chỉ đạo đó là đúng đắn và đồng lòng để thực hiện. Khi đó nhà nước ban hành chỉ thị giãn cách xã hội khiến cuộc sống đảo lộn nhưng mỗi người dân hiểu được rằng đó là biện pháp tốt nhất và cần thiết nhất để bảo vệ sức khoẻ nên không một người dân nào trái với chỉ thị đưa ra. Vì nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, lòng yêu nước, sự đoàn kết cùng nhau thực hiện. Điều này đã giúp cho đất nước ta được an toàn trải qua dịch bệnh với số ca nhiễm và ca tử vong ít hơn so với nhiều nước khác và được đánh giá là quốc gia có chiến dịch phòng chống dịch bệnh tốt hơn .
mẫu 3.
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn. Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu ca dao xưa đã cho thấy tầm quan trọng về ý nghĩa lịch sử thiêng liêng của lễ hội đền Hùng, một trong những nghi thức lễ lâu đời nhất trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt đó cũng là một dịp thiêng liêng để cả nước cùng hướng về tri ân, cùng nhau ôn lại những nét đẹp lịch sử văn hóa đã đồng hành cùng thời gian vượt lên trên cả sự băng biến.
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì- Phú Thọ, cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Từ những biến cố thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu, từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó. Đó là không gian, cấu trúc của Đền Hùng.
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các nghi lễ chính trong ngày hội đền Hùng là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.
Trong lễ hội đền Hùng, còn có những cuộc thi hát xoan, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, điều đó làm cho ngày hội trở nên sôi động hơn muôn phần.Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bừng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Ngày nay, lễ hội đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương không chỉ còn là lễ hội của riêng người dân tộc Kinh mà các dân tộc khác trong vùng như Mường, Mông, cũng tới tham gia lễ hội và góp vui cùng những tiếng cồng, tiếng chiêng đem tới một không khí thật sôi nổi, khẳng định nột nét văn hóa thấm đượm tình dân tộc, tình đoàn kết anh em.Giỗ tổ Hùng Vương là một phong tục tâm linh hết sức thiêng liêng và độc đáo của dân tộc ta. Vào ngày này, con cháu chúng ta không chỉ cầu mong tổ tiên phù hộ để luôn được sự khỏe mạnh, may mắn mà còn phải luôn ghi nhớ trong lòng, biết ơn, tri ân những người tiền nhân đã gây dựng và bảo vệ đất nước để chúng ta có được ngày hôm nay. Hơn thế nữa, từ phong tục này, chúng ta nhắc nhau về một dân tộc được sinh ra cùng từ một nguồn, vậy nên phải biết yêu thương, đoàn kết, phải ý thức được lòng tự hào, tự tôn dân tộc để cùng nhau xây dựng và phát triển Tổ quốc ngày càng phồn thịnh hơn nữa.
Dòng sông lịch sử vẫn luôn cuồn cuộn chảy suốt bốn ngàn năm qua cùng dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, trải qua bao thăng trầm, biến động ấy, lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn là một lễ hội tâm linh, tín ngưỡng quan trọng bậc nhất của người Việt. Từ truyền thống tốt đẹp đã được giữ gìn hàng trăm năm ấy, chúng ta những con người của thế hệ sau phải biết cố gắng kế thừa và phát huy hơn những truyền thống tốt đẹp như thế này của dân tộc. Con cháu dân tộc ta, dù có ở bất cứ đâu, cứ tới ngày mùng mười tháng ba âm lịch sẽ nhắc cho nhau về ngày giỗ Tổ của một dân tộc ngàn năm văn hiến với truyền thống dựng nước và giữ nước vững bền.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK